Giáo hội Phật giáo Việt Nam điều tra tượng "cô gái khỏa thân ôm Phật"
Đăng ngày: 19/01/2014 16:45Tin này được Hòa thượng Thích Gia Quang, Trưởng Ban Thông tin Truyền thông, nói trên trang web chính thức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Theo ngài, nếu phát hiện, Giáo hội sẽ “đề nghị loại bỏ khỏi nơi thờ tự”.
Tranh cãi bắt đầu từ khi báo Thái Lan Bangkok Post đưa tin nhiều Phật tử nước này tức giận vì bức hình có vẻ được chụp ở Việt Nam.
Hòa thượng Thích Gia Quang thừa nhận “chưa đủ cơ sở để khẳng định có đúng có nguồn gốc xuất phát từ Việt Nam hay không”.
“Tuy nhiên, chúng tôi khẳng định trong truyền thống Phật giáo Việt Nam không có những bức tượng kiểu như thế.”
“Do đó, nếu có cá nhân nào thờ bức tượng hoặc các loại tranh tượng tương tự là mang tính cá nhân,” ngài nói.
Báo Bangkok Post nói bức hình thoạt tiên được đăng tải trên Facebook và nhanh chóng được các công dân mạng Thai Lan chia sẻ và thảo luận.
Bangkok Post nói điều báo gọi là này "được chụp ở Việt Nam nhưng không rõ địa điểm nào".
‘Không phù hợp’
Bức tượng có vẻ bắt chước tượng Phổ Hiền Bồ tát, được xem là một trong bốn Đại Bồ Tát của Phật giáo Đại thừa.
Trong hệ phái Tây Tạng thuộc Phật giáo Đại thừa, các Hóa thần, trong đó có Phổ Hiền, thường được tạc tượng ở tư thế Yab-Yum mô phỏng hành vi phối ngẫu.
Hình ảnh này mang nhiều ý nghĩa, trong đó có hàm ý "không sợ nhơ uế".
Khi được hỏi phải chăng bức tượng không xấu vì tồn tại trong Ấn Độ, Nepal và Tây Tạng, Hòa thượng Thích Gia Quang nói điều này phụ thuộc nhiều yếu tố, gồm cả truyền thống văn hóa.
“Xét trong truyền thống Phật giáo Việt Nam những bức tượng như vậy bị cộng đồng các trang mạng xã hội, các Phật tử phản đối mạnh mẽ, điều đó đã nói lên sự không phù hợp,” ngài nói.
Câu chuyện cũng đang được một số chuyên gia Phật giáo Việt Nam bàn luận, thậm chí đặt giả thiết đây có phải là tượng cổ ở Việt Nam.
Tiến sỹ Nguyễn Minh Ngọc, từ Viện Tôn giáo - Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, được báo Thanh Niên dẫn lời nói sẽ phải viết lại lịch sử Phật giáo Việt Nam nếu đây đúng là tượng cổ.
Bà Ngọc giải thích hiện chưa xác định được thời điểm du nhập vào Việt Nam của pháp môn Mật Tông.
Theo bà, người ta chưa từng tìm thấy tượng Mật Tông tại Việt Nam.
Vì vậy, nếu đây là một bức tượng cổ, nó sẽ “viết thêm vào những trang sử Mật tông hiện còn đang trắng tư liệu,” theo Tiến sỹ Ngọc.
Theo BBC tiếng Việt
| ||||||||
|
Tin cùng loại cũ hơn
- HT. Thích Đạt Đạo: Dâng sao cầu an không thể ra giá như buôn bán
- Sốc với thông báo cúng sao "quái dị" của sư thầy trụ trì chùa Một Cột
- Chùm ảnh cả nước nhộn nhịp cúng sao giải hạn cầu an đầu năm
- Vụ chùa Chân Long: Lợi dụng danh nghĩa Ủy ban bôi nhọ nhà sư, gây mâu thuẫn trong nhân dân
- BTS GHPGVN TP. Hà Nội: Tượng bị dân cho rằng giống sư trụ trì là tượng Phật hoàng
- Sư trụ trì giải thích tượng Phật "giống mình"
- Thông tin tiếp vụ mâu thuẫn giữa Ni trưởng 80 tuổi và sư cô tiến sỹ tâm lý giáo dục
- Gia Lai: Ni trưởng trụ trì đóng cổng giam lỏng sư cô Tiến sỹ tâm lý học gần 2 tháng?
- Ban Trị sự GHPGVN huyện Bình Minh: 'Sư trụ trì thích ở biệt thự' chỉ là giám tự
- Vĩnh Long: Sư trụ trì đẫm lệ lên tiếng về căn biệt thự bạc tỷ