Chùm ảnh cả nước nhộn nhịp cúng sao giải hạn cầu an đầu năm
Đăng ngày: 19/01/2014 16:39Theo quan niệm dân gian, mỗi người vào mỗi năm có một sao chiếu mệnh. Tất cả có 9 ngôi sao, cứ sau 9 năm lại luân phiên ứng với một cá nhân. Trong các ngôi sao này, có ngôi sao rất tốt, cũng có ngôi sao rất xấu. Các sao tốt mang lại bình an, sao xấu mang đến nhiều vận hạn.
Người Việt cũng quan niệm, trong năm có sao xấu thì gặp nhiều điều không may mắn, gặp những vận đen. Đặc biệt là những người có năm tuổi ứng với ngôi sao vận hạn thì đều mong muốn cúng sao giải hạn cho mình. Vì thế vào những ngày đầu xuân, người đến chùa cúng sao để cầu mong một năm an lành, khỏe mạnh rất đông.
Theo ghi nhận của PV, tại nhiều chùa như Vĩnh Nghiêm (Q. 3, TPHCM), chùa Huê Nghiêm (Q. Thủ Đức - TPHCM), chùa Hội Khánh, chùa Tây Tạng (Bình Dương),... chật kín người dân đội sớ cầu an.
Tấp nập ghi sớ cầu an.
Có gia đình tất cả mọi người cùng nhau lên chùa đội sớ cúng với hi vọng sẽ tự mình cầu an lành, may mắn trong năm mới. Có gia đình chỉ cử một đại diện đi cúng cho cả nhà. Nhưng cũng có trường hợp ghi tên lại rồi gửi lại cho thầy, miễn có tên trong danh sách đọc lên là được.
Chị Nguyễn Thị Hoa (Q. Gò Vấp) lần đầu đến chùa cúng sao cho biết: “Mọi năm gia đình tổ chức cúng tại nhà, nhưng năm nay bận nhiều việc không có thời gian nên đến chùa. Chỉ mong một năm mới an lành, mọi điều xui xẻo không đến với gia đình mình”.
Đội sớ nghe thầy đọc danh sách cúng cầu an.
Còn cô Lê Ngọc Lan (Q. 3) cho biết: “Mọi năm tôi đều đến chùa để cúng sao giải hạn cho con cháu mình, tụi nhỏ bận nhiều việc nên cũng không có thời gian đi. Năm nào tôi cũng đại diện gia đình đi cúng, chỉ mong mọi điều tốt đẹp đến với chúng nó, làm ăn không gặp vận đen, một năm khỏe mạnh”.
Cúng sao giải hạn không xuất phát từ nhà Phật mà ảnh hưởng từ tín ngưỡng dân gian. Đa phần việc cúng sao diễn ra vào những ngày mùng 4, mùng 6 Tết. Đặc biệt vào ngày mùng 8, nhiều người tranh thủ đi cúng vì cho rằng đây là ngày đại hội chư tinh. Ngoài ra, nhiều nơi cũng cúng sao giải hạn vào các ngày 12, 14, 15,… tháng Giêng.
Ùn tắc đường vào chùa vì quá đông người đi cúng sao giải hạn.
Thượng tọa Thích Huệ Thông, trụ trì chùa Hội Khánh cho biết: “Phật giáo không có hình thức cúng sao giải hạn. Cúng sao giải hạn là tín ngưỡng dân gian đã có từ lâu. Khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam thì cũng tùy thuận theo cái tập tục có sẵn ở từng địa phương, và theo từng hoàn cảnh, theo từng vị trụ trì của những ngôi chùa khác nhau mà chuyển sang hình thức cúng cầu an và có thể có cách cúng khác nhau”.
Cúng cầu an thì có tụng kinh cầu an, kinh dược sư, nhưng về nghi thức vẫn đọc danh sách, đọc sớ. Cầu an là vấn đề tâm linh. Đầu năm ai cũng mong muốn sự an lành, mọi việc không trắc trở. Khi người dân đến chùa đặt niềm tin vào Phật giáo, và ngược lại Phật giáo chịu ảnh hưởng của tín ngưỡng dân gian thì tạo nên sự giao thoa văn hóa nên đôi lúc gây ra nhầm lẫn. Vấn đề quan trọng là người dân được thấy an lành và Phật giáo giúp họ không đi theo mê tín dị đoan và chuyển về niềm tin chánh tín.
Theo Minh Kiệt - Quốc Anh - Dân trí
Hà Nội: Ngồi giữa đường dâng sao giải hạn
Tối 17/2 (mùng 8 Tết), hàng nghìn người dân ngồi tràn ra đường trước cổng tổ đình Phúc Khánh (Hà Nội) để làm lễ dâng sao giải hạn đầu năm. Kết thúc buổi lễ, cả nghìn người chen lấn xin lộc và xả đầy rác ra đường.
18h30 tối, người dân ùn ùn kéo nhau vào bên trong tổ đình Phúc Khánh, nhiều người mang theo ghế và giấy báo để trải ngồi làm lễ.
Tối mùng 8 tháng Giêng, buổi giải hạn đầu tiên của năm, sư thầy làm lễ cho người mang sao La Hầu.
Nhiều người quan niệm, La Hầu là một trong những sao xấu. Ai mang sao này trong năm dễ bị hoạn nạn, bệnh tật hoặc mất của nên cần phải giải ngay dịp đầu năm mới.
Toàn bộ khu vực trước cổng chùa sát cầu vượt Ngã Tư Sở kẹt cứng người dân ngồi lễ bái.
Những người đi đường tò mò dừng lại xem đều bị lực lượng an ninh khu vực yêu cầu di chuyển để đảm bảo giao thông.
Bên trong, từ thanh niên đến người già đều kính cẩn chắp tay lễ theo tiếng tụng kinh gõ mõ.
Người phụ nữ bên phải đi giải hạn thay cho chồng. Bà cho biết chồng bà 54 tuổi do bận việc nên không đến chùa làm lễ được.
Những người đến muộn đành đứng ngồi giữa dải phân cách trên cầu vượt để làm lễ.
Đông đúc quá khiến một em bé khóc mếu đòi về nhà.
Kết thúc buổi lễ, người dân đổ về khu vực tán lộc.
Nhà chùa có đủ chuối, oản phát để phát nhưng không ai chịu bình tĩnh đợi.
Mỗi người mang một tờ báo đi kê để ngồi nhưng khi đứng dậy lại không cầm về khiến cho khu vực này toàn rác.
Theo Hoàng Hà - VNE
| ||||||||
|
Tin cùng loại cũ hơn
- Vụ chùa Chân Long: Lợi dụng danh nghĩa Ủy ban bôi nhọ nhà sư, gây mâu thuẫn trong nhân dân
- BTS GHPGVN TP. Hà Nội: Tượng bị dân cho rằng giống sư trụ trì là tượng Phật hoàng
- Sư trụ trì giải thích tượng Phật "giống mình"
- Thông tin tiếp vụ mâu thuẫn giữa Ni trưởng 80 tuổi và sư cô tiến sỹ tâm lý giáo dục
- Gia Lai: Ni trưởng trụ trì đóng cổng giam lỏng sư cô Tiến sỹ tâm lý học gần 2 tháng?
- Ban Trị sự GHPGVN huyện Bình Minh: 'Sư trụ trì thích ở biệt thự' chỉ là giám tự
- Vĩnh Long: Sư trụ trì đẫm lệ lên tiếng về căn biệt thự bạc tỷ
- Vai trò của người thầy và người trò trong Phật Giáo - Bài 2
- Vai trò của người thầy và người trò trong Phật Giáo - Bài 1
- Ngọc xá lợi - một bí ẩn mà khoa học vẫn còn bó tay