BTS GHPGVN TP. Hà Nội: Tượng bị dân cho rằng giống sư trụ trì là tượng Phật hoàng
Đăng ngày: 19/01/2014 16:24Ngày 6/11, các trang mạng xã hội chia sẻ những clip và hình ảnh người dân tố cáo nhà sư Thích Minh Phượng, trụ trì chùa Chân Long Tự (xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Nội) “tự ý thay đổi tượng cổ bằng tượng mình”.
Đoạn clip được quay ngày 5/11, ghi lại cảnh người dân đưa bức tượng mới ra khỏi chùa trước sự chứng kiến của chính quyền UBND xã Chàng Sơn. Thậm chí, trang mạng xã hội của những người Chàng Sơn còn chia sẻ sự phẫn nộ, bức xúc của người dân trước nhiều sự việc xảy ra tại di tích lịch sử cấp quốc gia này.
Trao đổi với chúng tôi vào chiều 7/11, Thượng toạ Thích Tiến Đạt, Phó Ban trị sự kiêm Chánh thư ký Ban trị sự Phật giáo Hà Nội cho biết, ngay sau khi sự việc xảy ra, Ban trị sự thành phố đã trao đổi với Ban trị sự Phật giáo huyện Thạch Thất, chính quyền địa phương và hiện đã có ý kiến thông báo, chỉ đạo về vụ việc.
Đồng thời, Thượng toạ Thích Tiến Đạt cũng cho hay, sau khi tiến hành xem xét, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Hà Nội đã xác định, pho tượng mới bị người dân cho rằng giống sư trụ trì là tượng của Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Bức tượng Phật được cho là giống sư trụ trì chùa Chân Long
bị người dân đưa ra khỏi chùa vào ngày 5/11 (Ảnh cắt từ video).
"Pho tượng người dân bảo giống tượng của sư trụ trì là tượng đức Phât hoàng Trần Nhân Tông. Và so với khuôn mẫu đúc tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông thì cũng không sai cho nên không thể nói là tượng của ai đó được", Thượng toạ Thích Tiến Đạt nói.
Cũng theo Thượng toạ Thích Tiến Đạt: "Việc liên quan tới tượng mà nói nhìn giống ai đó thì trên thực tế không ai dám làm chuyện đó. Bởi đây là pho tượng của đức Phật hoàng Trần Nhân Tông. Pho tượng này liên quan đến sự kiện năm nay sẽ kỷ niệm 705 năm ngày nhập niết bàn của đức Phật hoàng và Giáo hội cũng đã chỉ đạo các chùa từ nhiều năm nay, thực hiện việc tôn vinh Phật hoàng, kỷ niệm ngày sinh của người".
Lý giải về việc người dân phản đối việc đưa pho tượng này về chùa, Thượng toạ Thích Tiến Đạt cho rằng: "Cái sai ở đây chính là các vị khi làm, đưa về không có giải thích, làm rõ với dân nên đưa về thì nó gây ra chuyện. Nhưng thực ra, ở đây cũng do các mâu thuẫn xảy ra từ trước nên họ mượn cái cớ để tạo dư luận, chứ không phải vì pho tượng này".
Thượng toạ Thích Tiến Đạt, Phó Ban trị sự kiêm Chánh thư ký Phật giáo Hà Nội.
Về phản ánh của người dân đối với việc sư trụ trì Thích Minh Phượng có tự ý bỏ đi một số tượng, bát hương, Thượng toạ Thích Tiến Đạt cho biết: "Việc đó, ngành văn hoá họ đã kiểm tra, bởi trước đây chúng tôi đã yêu cầu bên văn hoá làm. Chùa Chân Long là một di tích nên việc đưa tượng vào, thờ là thuộc quản lý của ngành văn hoá. Ở đây, thanh tra văn hoá phải vào cuộc để xác định xem việc đó có hay không.
Chúng tôi cũng đã trao đổi với địa phương, nếu cái gì chưa biết về pho tượng thì yêu cầu phải chuyển xuống và làm rõ thì mới được thờ. Hiện địa phương và thầy Phượng đã chuyển pho tượng đó ra khỏi chùa".
Cũng theo Phó ban trị sự Phật Giáo Hà Nội Thích Tiến Đạt: "Thực ra để xảy ra việc này là do đường ăn, ý ở. Mình làm không khéo léo nên gặp sự phản đối của người này, người kia, rồi họ mượn chuyện này, chuyện khác để tạo dư luận...".
Thượng toạ Thích Tiến Đạt cũng đề nghị phóng viên liên hệ lại với địa phương và Ban trị sự Phật giáo huyện Thạch Thất để có thể nắm được thông tin giải quyết vụ việc kỹ hơn.
>>> Tin liên quan >>> Hà Nội: Lợi dụng danh nghĩa Ủy ban bôi nhọ nhà sư, gây mâu thuẫn trong nhân dân
H.Đan - H.Sơn (theo Trí Thức Trẻ/ Soha.vn)
| ||||||||
|
Tin cùng loại cũ hơn
- Sư trụ trì giải thích tượng Phật "giống mình"
- Thông tin tiếp vụ mâu thuẫn giữa Ni trưởng 80 tuổi và sư cô tiến sỹ tâm lý giáo dục
- Gia Lai: Ni trưởng trụ trì đóng cổng giam lỏng sư cô Tiến sỹ tâm lý học gần 2 tháng?
- Ban Trị sự GHPGVN huyện Bình Minh: 'Sư trụ trì thích ở biệt thự' chỉ là giám tự
- Vĩnh Long: Sư trụ trì đẫm lệ lên tiếng về căn biệt thự bạc tỷ
- Vai trò của người thầy và người trò trong Phật Giáo - Bài 2
- Vai trò của người thầy và người trò trong Phật Giáo - Bài 1
- Ngọc xá lợi - một bí ẩn mà khoa học vẫn còn bó tay
- Chụp ảnh "người âm" - Kỳ 1: Ảnh chụp trong lễ cầu siêu
- Chụp ảnh "người âm" - Kỳ 2: Giải mã vòng tròn ánh sáng