HT. Thích Đạt Đạo: Dâng sao cầu an không thể ra giá như buôn bán
Đăng ngày: 19/01/2014 16:42Cứ mỗi độ xuân về, người người lại lên chùa để dâng sớ cầu an, cúng sao giải hạn. Đây là một nghi lễ được thực hiện theo tín ngưỡng dân gian thông qua nhà Phật để cầu sự an lành. Tuy nhiên việc làm này lại bị nhiều nơi biến thành việc định giá mua bán.
Theo quan niệm dân gian, mỗi người vào mỗi năm sẽ có một ngôi sao chiếu mệnh. Có tất cả 9 ngôi sao, mỗi người sẽ tương ứng với các ngôi sao này trong 9 năm. Trong các ngôi sao này, có ngôi sao rất tốt, cũng có ngôi sao rất xấu. Các sao tốt mang lại bình an, sao xấu mang đến nhiều vận hạn.
Chính vì điều này nên thông thường từ mùng 4 Tết các tự viện lại tổ chức khai đăng cầu an dược sư và cúng sao cho người dân.
Có gia đình tất cả mọi người cùng nhau lên chùa đội sớ với hi vọng sẽ tự mình cầu an lành, may mắn trong năm mới. Có gia đình chỉ cử một đại diện đi cúng cho cả nhà.
Nói về việc đi cúng sao tại chùa, Trần Tiến Minh (quận Bình Thạnh) cho rằng: “Năm nay tôi xem trên giấy nhà chùa đề mình bị sao Thái Bạch (sinh năm 1983) là sao xấu chiếu mệnh vì thế nên vội lên chùa xin cúng. Dù sao có kiêng có lành vẫn hơn”.
Rất nhiều người thấy mọi người lên chùa dâng sao cầu an nên đi theo đăng ký, chứ không biết việc này có đem lại điều gì hay không. Mọi người lên chùa nhờ cúng và gửi tiền công đức cúng dường
Chính điều này đã tạo ra những hình ảnh không đẹp mắt ở các cửa chùa. Điển hình như việc chen lấn, đốt hương nghi ngút… hay một số chùa ra giá thẳng về việc dâng sao giải hạn hay cầu an. Có chùa đưa giá từ 100 – 400 ngàn đồng/sao. Điều này khiến cho nhiều người cảm thấy khó hiểu và không mấy vừa lòng.
Người dân đăng ký dâng giao giải hạn tại chùa
Hòa thượng Thích Đạt Đạo, Phó Trưởng ban thường trực Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM cho rằng: Phật giáo không có hình thức cúng sao giải hạn mà chỉ có cầu an. Việc cúng sao giải hạn là tín ngưỡng dân gian đã có từ lâu.
Khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã thuận theo cái tập tục có sẵn ở từng địa phương, theo từng hoàn cảnh, từng vị trụ trì của những ngôi chùa khác nhau mà chuyển sang hình thức cúng cầu an và có thể có cách cúng khác nhau.
Bên cạnh đó người Phật tử cũng cần hiểu việc cầu an cũng có nghĩa là trừ đi những cái xấu, tai ương chính vì thế quý thầy nương vào đó mà tổ chức các khóa lễ để giúp người dân vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
Cúng cầu an thì có tụng kinh cầu an, kinh dược sư, nhưng về nghi thức vẫn tụng kinh và tuyên sớ. Tuy nhiên mọi người cũng cần phải nắm rõ việc dâng sao cầu an không thể có việc ra giá như buôn bán ở ngoài thị trường.
Vấn đề cầu an này thuộc về tâm linh, việc người dân đến chùa cúng dường thì tùy tâm. Số tiền cúng dường này để phục vụ cho Tam Bảo chứ không phải để làm giàu cho ai nên không thể có việc ra giá như một số chùa đang làm.
Theo Hoài Lương - Soha
| ||||||||
|
Tin cùng loại cũ hơn
- Sốc với thông báo cúng sao "quái dị" của sư thầy trụ trì chùa Một Cột
- Chùm ảnh cả nước nhộn nhịp cúng sao giải hạn cầu an đầu năm
- Vụ chùa Chân Long: Lợi dụng danh nghĩa Ủy ban bôi nhọ nhà sư, gây mâu thuẫn trong nhân dân
- BTS GHPGVN TP. Hà Nội: Tượng bị dân cho rằng giống sư trụ trì là tượng Phật hoàng
- Sư trụ trì giải thích tượng Phật "giống mình"
- Thông tin tiếp vụ mâu thuẫn giữa Ni trưởng 80 tuổi và sư cô tiến sỹ tâm lý giáo dục
- Gia Lai: Ni trưởng trụ trì đóng cổng giam lỏng sư cô Tiến sỹ tâm lý học gần 2 tháng?
- Ban Trị sự GHPGVN huyện Bình Minh: 'Sư trụ trì thích ở biệt thự' chỉ là giám tự
- Vĩnh Long: Sư trụ trì đẫm lệ lên tiếng về căn biệt thự bạc tỷ
- Vai trò của người thầy và người trò trong Phật Giáo - Bài 2