Phong thủy - Long Mạch huyệt mộ - phần 9

Đăng ngày: 09/07/2014 20:39
.

Nguyễn Phi Phúc kết duyên với Mai Thị Hạnh tiếp tục làm nghề buôn trầu, làm nhà ở làng Kiên Mỹ (tức là khu vực Bảo tàng Quang Trung ngày nay) sinh được ba trai là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. 
Về phía nam, cách Nam Đàn khoảng 5km có núi Lam Thành với ba ngọn Triều Khẩu, Phượng Hoàng và Nghĩa Liệt đứng kề ngã ba Tam Chế của sông Lam và sông La. Tại nuí Nghĩa Liệt có khe Hương Tuyền (suối nước thơm) nước trong mát và thơm. Tương truyền, ngày xưa nhân dân địa phương hàng năm phải lấy nước ở giếng thơm ấy cho vào bình để tiến lên vua. Núi Phượng Hoàng liền với núi Nhuyễn (Rú Nhóm) hay còn gọi là Châu Phong, giữa hai núi ấy có chỗ eo lại làm đường đi qua núi. Tương truyền theo thuyết phong thuỷ, ở đây có huyệt đế vương, nên ngày xưa Cao Biền đã dùng phép thuật chặt đứt để yểm long mạch va triệt linh khí nên núi mới có chỗ eo như vậy. 
Trên núi có Lam Thành so Trương Phụ, tướng nhà Minh xây vào những năm đầu thế kỷ 15 để chốt giữ vị trí trọng yếu, khống chế cả vùng xứ Nghệ. 
Năm 1410, từ đại bản doanh Bình Hồ (Đức Thọ, Hà Tĩnh) theo lệnh vua Trần Trùng Quang, danh thần tiến sĩ Nguyễn Biểu đã vượt sông Lam lên Lam Thành thương thuyết, đối mặt với tướng giặc là Trương Phụ, rồi để lại cho các thế hệ mai sau một tấm gương oanh liệt với sự tích “ăn cỗ đầu người” và khí tiết của một sứ thần bất khuất: 

“Mạ tặc nhất thanh thiên địa động, 
Đề kiều thất tự cổ kim bi”. 

(Nghĩa là: Chửi giặc một lời làm chấn động cả trời đất, đề vào chân cầu bảy chữ (sóc nhật, thất nguyệt Nguyễn Biểu tử) làm cảm thương thiên hạ xưa nay. 
Năm 1424 trên đường tiến quân vào Nghệ An, sau hàng loạt chiến thắng vang dội ở Bù Đằng, Trà Lân, Khả Lưu, Bồ Ải, Lê Lợi tiến đến dãy núi Thiên Nhận xây thành Lục Niên ở ngọn Hoàng Tâm rồi bao vây Lam Thành. 
Tướng giặc trấn giữ Lam Thành lúc đó là Tổng binh Trần Trí. Đến tháng 5 năm 1425, sau thất bại thảm hại ở Đỗ Gia (Hương Sơn, Hà Tĩnh), Trần Trí phải giao lại Lam Thành cho Phương Chính, Lý An, Thái Phúc rồi vượt biển chạy về Đông Quan. Nghĩa quân Lê Lợi ngày càng xiết chặt vòng vây. Những vùng dưới chân núi Lam Thành như Lộc Điền, Phú Điền, Trei62u Khẩu, Vệ Chính, Khánh Sơn, ban đêm từ giờ Dâu đến giờ Dần (tức là 9 giờ tối đến 5 giờ sáng) nghĩa quân đốt đuốc hành quân nghi binh lừa địch: quân ta ít khiến quân địch tưởng nhiều, đông vô kể nên càng sợ hãi, đóng chặt cửa thành cố thủ. 
Trong thời gian vây hãm thành, Lê Lợi giao cho Nguyễn Trãi viết thư thách thức bọn tướng giặc Minh đem quân ra khỏi thành để giao chiến. Trong một bức thư gửi cho tướng giặc là Phương Chính, Nguyễn Trãi đã viết: “Trước ngươi gửi thư cho ta, cười ta ẩn nấp nơi rừng rú, thập0 thò như chuột, không dám ra nơi đồng bằng, đất phẳng để đánh nhau. Nay quân ta đã đến đây, ngoài Lam Thành đều là chiến trường cả. Ngươi cho đây là rừng rú chăng? Thế mà người cứ đóng thành bền giữ như mụ già là làm sao? Ta e rằng bọn ngươi không khỏi cái nhục khăn yếm vậy?”. 
Năm 1426, Phương Chính, Lý An mở đường máu vượt biển chạy về Đông Quan, giao quyền chỉ huy cho Thái Phúc. 
Thái Phúc là viên tướng trước đây đã tham gia cuộc hành quân sang xâm lược nước ta, lật đổ triều đại nhà Hồ, chính Thái Phúc là viên tướng đầu tiên đã trèo lên thành Đa Bang, đánh bại quân nhà Hồ. Nay thực tế cuộc đấu tranh ngoan cường của chúng ta và những lời lẽ chí tình, chí lý của Nguyễn Trãi đã làm cho lương tri trong con người của viên tướng này thức tỉnh. Thái Phúc thấy rõ tính chất phi nghĩa và sự thất bại tất yếu của cuộc chiến xâm lược nước ta. Đến tháng 2 năm 1427 Đô Đốc Thái Phúc đã xin Lê Lợi cưỡi ngựa đến dưới chân thành Tây Đô để chiêu dụ quân Minh ở đây, đã bày cho nghĩa quân Lê Lợi chế tạo công cụ đánh thành Đông Quan. 
Đối với tướng giặc quay về với chính nghĩa như Thái Phúc, Lê Lợi đối xử rất chân tình. Khi Thái Phúc nộp Lam Thành, Lê Lợi sai quân lính đem 15 chiếc thuyền vào tận chân thành đón tiếp. Trong thư gửi cho Thái Phúc, Nguyễn Trãi viết: “Nghe tin hiền huynh đã ra cửa thành bái yết, Trần chúa chúng tôi thật là mừng lắm lắm. Từ đây giải binh, khiến nước Nam thoát khỏi cái khổ can qua, thật may làm sao! Có thể bảo ngài là bậc quân tử hiểu thời cơ đó. Như thế ân tình rất hậu, trăm năm không thể quên được”. 
Bến Phù Thạch dưới chân núi Lam Thành cũng là nơi cuối năm 1788 vua Quang Trung, trong chuyến hành quân ra Bắc cả phá 29 vạn quân Thanh, có dừng lại ở đây mười ngày, tuyển thêm 5 vạn quân người xứ Nghệ làm cánh trung quân, rồi thần tốc đánh thẳng vào Ngọc Hồi - Đống Đa sáng sớm ngày mồng 5 tết Kỷ Dậu. 
Trước khi lên đường ra Thăng Long, vua Quang Trung đã cho mời Nguyễn Thiếp đến Phù Thạch hỏi kế phá giặc. nguyễn thiếp đã hiến kế: “Quân quý thần tốc, đánh gấp, trong vòng 10 ngày có thể phá tan giặc”. Sau khi đại thắng trở về, vua Quang Trung lại hội kiến với Nguyễn Thiếp tại Phù Thạch và tỏ lời khen ngợi, đánh giá tài năng của Nguyễn Thiếp như sau: “Trẫm ba lần xa giá ra Bắc Thành, tiên sinh đã chịu ra bàn chuyện thiên hạ, người xưa bảo rằng: “Một lời nói ma lấy nổi cơ đồ. Tiên sinh hẳn có thế, chứ không vào hạng người chỉ bo bo làm việc gần mình mà thôi”. 
Núi Lam Thành là nơi khí thiêng sông núi tụ lại. Ở đây đã xuất hiện nhiều gương mặt nhân kiệt và diễn ra những sự kiện lịch sử đặc sắc của nước nhà. 
Cùng với núi Đụn, núi Thiên Nhãn, núi Đại Huệ, núi Độc Lôi, núi Lam Thành bao bọc, che chắn xung quanh huyện Nam Đàn, ở giữa thung lũng Nam Đàn cũng nổ lên nhiều ngọn núi nhỏ, trong đó đặc sắc nhất, tiêu biểu nhất là núi chung ở xã Kim Liên. 
Núi chung cao 50m, có ba đỉnh chính, nhân dân ở đây quen gọi núi là động. Đỉnh thứ nhất ở phía đông, gần làng Văn Hội (Kẻ Móng), gọi là động Móng. Đỉnh thứ hai cao nhất ở phía sau làng Tình Lý gọi là động Bò. Nơi đây có một cái tọa (miếu nhỏ) thờ ông thần Bò, nên nhân dân làng Tình Lý kỵ húy chữ bò, gọi bò là me. về phía tây-bắc dưới chân núi động Bò có lăng Tả tướng quân Lê Giác (còn có tên là Lê Đốc) là một vị tướng thời Lê, có bãi luyện quân của tú tài Vương Thúc Mậu và là nơi thuở thiếu thời Chủ tịch Hồ Chí Minh thường lên chơi trò kéo co và tập đánh trận giả. Đỉnh thứ ba có tên là động Đền. Đây là nơi tập trung đền chùa lớn và nhà Thánh của tổng Lâm Thịnh. Tại khu văn hóa tâm linh này có nhà cửa, đền đài tráng lệ, nguy nga, quanh nien có thông reo, chim hót, cảnh vật u tịch, thiêng liêng. 
La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp (1723-1804), người làng Nguyệt Ao (nay là xã Kim Lộc) huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, khi đi từ trại Bùi Phong thuộc dãy núi Thiên Nhận sang du ngoạn đất Kim Liên, cảm khái trước cảnh đẹp hữu tình và phong thủy linh thiêng của núi Chung, đã để lại câu nói nổi tiếng có giá trị như câu sấm: 

“Chung sơn tam đỉnh hình vương tự, 
Kế thế anh hùng vượng tử tôn”. 

Nghĩa là: 
Núi chung ba đỉnh hình chữ Vương 
Con cháu đời nối đời thịnh vượng. 
Thời xưa, núi Chung là một khu rừng cây tươi tốt um tùm, có cây cổ thụ, có hoa bốn mùa, có nhiều chim làm tổ, nhảy hót líu lo. 
Dưới chân núi Chung, về phía bắc có một hồ nước lớn tên gọi là bàu Cửa, tên chữ là Cự Thủy. Bàu Cự Thủy có trữ lượng nước lớn, trong xanh, có nhiều tôm cá. 
Núi Chung, hồ Cự Thủy là cảnh quan tiêu biểu, là niềm tự hào của xã Kim Liên. Do đó các bậc tiền nhân đã lấy núi Chung trưng cho đất, lấy bàu Cự Thủy tượng trưng cho nước để đặt tên cho quê hương mình là Chung Cự. 
Theo tác phẩm Khoa bảng Nghệ An của Đào Tam Tỉnh, Sở Văn Hoá Thông Tin Nghệ An năm 2000, từ khi có kỳ thi chữ Hán đầu tiên (năm 1075) đến kỳ thi kết thúc (năm 1919), trong quãng thời gian dài 844 năm đó, về cử nhân cả tỉnh Nghệ An có 829 người, trong đó Nam Đàn đã có 159 người chiếm gần 1/6. 
Tiến sĩ lên đến Trạng Nguyên, cộng cả Phó bảng, tam trường thi Hội, tỉnh Nghệ An có 335 người, trong đó Nam Đàn có 50 người, chiếm gần 1/6. 
Cùng với những gương mặt ông Nghè, ông Thám thì ở Nam Đàn cũng nổi bật nhiều gương mặt yêu nước và cách mạng, hy sinh cả tính mạng để giành độc lập, tự do cho quê hương, đất nước. 
Từ xa xưa đến nay, theo chiều dài lịch sử phát triển của quê hương, đất nước, gương mặt nhân kiệt ở Nam Đàn thời nào cũng có, nơi nào cũng có. Trong đó có những gương mặt tiêu biểu như Tiến sỹ Tống tất Thắng, Tiến sỹ Nguyễn Trọng Thừơng, Tiến sỹ Nguyễn Trọng Đường, Thám nhì Nguyễn Văn Giao ở xã Trung Cần (nay là Nam Trung), Tiến sỹ Nguyễn Thiện Chương, Thám Nguyễn Đức Đạt ỡ xã Hoàng Sơn 9nay là Khánh Sơn), Tiến sỹ Nguyễn Quý Song, Tiến sỹ Trần Đình Tuấn (tức Trần Đình Chu) ở Xuân Hồ (nay là xã Xuân Hoà), Phó bảng Nguyễn Thúc Dinh ở xã Xuân Liễu (nay là xã Nam Anh và Nam Xuân), Hội nguyên và Đình nguyên Vương Hữu Phu ở xã Vân Diên, Hoàng giáp Nguyễn Thái, Giải nguyên Phan Bội Châu ở làng Đan Nhiệm, xã Xuân Hoà, Vương Thúc Mậu, Vương Thúc Quý, Hồ Chí Minh ỡ xã Kim Liên và Lê Hồng Sơn ở Xuân Hồ là một trong “tam hồng” của xứ Nghệ (tức là Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong, Phạm Hồng Thái) v.v… 
Có thể nói, gương mặt nhân kiệt tiệu biểu đầu tiên của Nam Đàn là Mai Thúc Loan, người xứ Nghệ đầu tiên được lên làm vua với đế hiệu là Mai Hắc Đế, gương mặt nổi trội nhất. Ở tăng bậc cao nhất là Hồ Chí Minh: Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất của thế giới. 
Sự kiện độc đáo nhất trong khoa thi hội năm Quý Sửu (1853), hai người đỗ đầu là ngừơi của Nam Đàn, đó là Thám Hoa Nguyễn Đức Đạt và Thám hoa Nguyễn Văn Giao. Khoa thi Hương năm Canh Tý (1900), Phan Bội Châu đậu Giải Nguyên được đặt cách đứng riêng một bảng. 
Đào Tấn, tổng đốc An Tĩnh lúc đó đã có câu đối mừng: 

“Lưỡng tuế tam nguyên thiên hạ hữu, 
Độc danh nhất bảng thế giang vô” 

Nghĩa là: 
Ba nhất hai năm thiên hạ có, 
Riêng tên một bảng thế gian không . 

Núi sông, đồng ruộng, làng mạc của Nam Đàn đã được người đời vẽ lên bằng thơ: 

“Nam Đàn gió thổi phi phong, 
Núi non mây bá giăng mùng xung quanh. 
Lam giang một giải xanh xanh, 
Vòng quanh Nhận, Đụn băng mình về xuôi”. 

La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp cho đây là nơi: “Trùng lai danh thắng địa”, Phan Bội Châu cho đây là nơi “Cổ lai đa hào kiệt”. 
Tác giả “Nghệ An thập nhị huyện phong thổ ký”, đã Vịnh Nam Đàn: 

“Thái Sơn lạc hạ đại chi lam, 
Hùng tráng đương trung cổ Nhật Nam. 
Huệ lĩnh đông hồi sơn tự chướng, 
Long giang nam hạ thuỷ như lam. 
Phì nhiêu phả hiệu Hoan châu tối, 
Hào kiệt ta quy thủy thổ đàm. 
Giục khảo đồ thư cầu vãng tự, 
Giang đầu cổ miếu uất yên nham”. 

Tạm dịch: 
Thái Sơn dãy chính chuyển về đây, 
Sừng sững trời Nam tự bấy rày. 
Đại Huệ đông hồi bình phong dựng, 
Lam giang nam lại nước xanh đầy. 
Phì nhiêu tột đỉnh Hoan Châu đó, 
Hào kiệt tụ về đất nước này. 
Giở hết đồ thư xem mọi sự, 
Đầu sông miếu cũ đá chen cây. 
Nói chung lại: Long mạch vùng quê Nam Đàn được biểu hiện một cách sinh động ở địa linh nhân kiệt. Những nơi địa linh đó, những gương mặt nhân kiệt đó của Nam Đàn đều đã gắn chặt với lịch sử nước nhà qua các thời đại. 
Người được huyệt đất ở núi Động Tranh 

Theo gia phả họ Hoàng Xuân và nghiên cứu mối quan hệ giữa hai địa danh ta biết dòng họ này ngày xưa vốn ở thôn Vân Nội, xã Hoàng Vân, tổng Yến Lục, huyện Kim Động, phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên (nay là thôn Nội, xã Hồng Tiến, huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên) là một dòng họ có truyền thống hiếu học, con cháu nhiều người có nghĩa khí và có công lao với đất nước. 

| Chia sẻ |
THẢO LUẬN  
Chưa có thảo luận nào

Tin cùng loại cũ hơn