Trầm tư về loại cô hồn "Truy y Thích tử chi lưu"
Đăng ngày: 08/12/2013 22:23Nhiên Như - Quảng Tánh
Truy y Thích tử chi lưu
Tháng Bảy, nơi nơi đều có trai đàn giải oan bạt độ chẩn tế âm linh cô hồn. Mỗi lần nghe chẩn tế đến đoạn triệu thỉnh những người xuất gia Thích tử bị đọa lạc làm cô hồn quỷ đói về đàn tràng, người nghe cảm giác vừa bi thiết, vừa rờn rợn, xen lẫn xót xa. Trao đổi với một số cư sĩ tham dự đàn tràng về điều này, họ đều chưng hửng, sốc vì chưa nghe ai nói. Không ít người thú thật rằng dù nghe chẩn tế rất nhiều lần nhưng vì các vị kinh sư phụng thỉnh bằng âm Hán-Việt nên nghe âm điệu bi ai thê thiết du dương để cảm khái là chính chứ không biết nghĩa lý. Cứ tưởng là người thế tục không tu, tội ác dẫy đầy oan nghiệp chập chùng mới bị đọa lạc làm ngạ quỷ, cô hồn chứ ai dè chư vị Tăng Ni xuất gia mà không khéo cũng bị đọa như thường.
Truy y, theo Hán-Việt từ điển của Thiều Chửu, truy có nghĩa là lụa thâm. Truy y là áo lụa đen. Nhà sư mặc áo đen, áo hoại sắc nên được gọi là truy lưu. Thích tử là người xuất gia, sau khi thọ giới của Phật người xuất gia chuyển sang mang họ Thích. Truy y Thích tử chi lưu là những người đệ tử xuất gia của Đức Phật, sống thanh bần nâu sồng đạm bạc, chuyên tâm tu hành.
Khoa nghi Chẩn tế có liệt kê 12 chủng loại cô hồn, trong đó có một loại cô hồn rất đặc biệt là những người xuất gia. “Như thị truy y Thích tử chi lưu/Nhất loại cô hồn đẳng chúng”. Một số người tuy có duyên lành xuất gia nhưng vụng tu nên bị đọa lạc làm ngạ quỷ, dạ xoa là một sự thật. Chính Đức Phật lúc còn tại thế đã nói điều này, Kinh tạng Nikàya hiện vẫn còn ghi.
Khi Phật giáo truyền qua Trung Hoa, nhất là khi Mật giáo thịnh hành, việc cứu độ loại cô hồn “Truy y Thích tử chi lưu” được vận dụng vào nghi thức cúng thí thực cô hồn. Đầu tiên, pháp thí thực căn cứ vào kinh Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Đà La Ni do ngài Bất Không dịch vào đời Đường. Kinh này thuật lại việc Đức Phật dạy Tôn giả A-nan cách thức cúng thí để thoát khỏi khổ nạn ngạ quỷ và tăng thêm phước thọ. Về sau, các thời Tống, Nguyên pháp thí thực càng thịnh hành, Du Già Tập Yếu Diệm Khẩu Thí Thực Nghi (không rõ dịch giả) là tác phẩm được lưu hành rộng rãi nhất.
Điều đáng chú ý là Du Già Tập Yếu Diệm Khẩu Thí Thực Nghi chỉ nói đến 10 loại cô hồn: 1.Thủ hộ quốc giới: những oan hồn vị quốc vong thân. 2.Phụ tài khiếm mạng: những oan hồn chết vì oan gia trái chủ, nợ nần, trụy thai. 3.Khinh bạc Tam bảo: những oan hồn tạo nghiệp bất hiếu, bội nghịch vô đạo. 4.Giang hà thủy nịch: những oan hồn chết sông chết biển. 5.Biên địa tà kiến: những oan hồn tại biên ải hẻo lánh. 6.Ly hương khách địa: những oan hồn tha hương phiêu bạt, chết đường chết sá. 7.Phó hỏa đầu nhai: những oan hồn chết vì tự tử, nhảy sông, nhảy núi, chết đâm, chết cháy. 8.Ngục tù trí mạng: những oan hồn chết vì tra tấn, khổ nhục trong ngục tù. 9.Nô tì kết sử: những oan hồn chết vì nô lệ, đày đọa lao dịch. 10.Manh lung ám á: những oan hồn lúc sống bị đui, què, câm, điếc, không người chăm sóc. Khoảng từ đời Minh về sau, trong Du Già Diệm Khẩu Thí Thực Khoa Nghi có đề cập đến loại cô hồn “Truy y Thích tử chi lưu”. Không chỉ hàng Sa môn Thích tử mà các “Huyền môn đạo sĩ chi lưu” của Lão giáo cũng được triệu thỉnh trong các pháp hội thí thực cô hồn.
Nhiều bản Việt dịch hay
Theo Chính Khắc Trung Khoa Du Già Tập Yếu (bản khắc gỗ ở chùa Báo Quốc-Huế, năm Đồng Khánh, Mậu Tý), nguyên văn triệu thỉnh cô hồn “Truy y Thích tử chi lưu” như sau:
“Nhất tâm triệu thỉnh:
Xuất trần thượng sĩ,
Phi tích cao tăng.
Tinh tu ngũ giới tịnh nhân,
Phạm hạnh Tì kheo Ni chúng.
Hoàng hoa thúy trúc,
Không đàm bí mật chân thuyên.
Bạch cổ lê nô,
Đồ diễn khổ không diệu kệ.
Ô hô! Kinh song lãnh tẩm tam canh nguyệt,
Thiền thất hư minh bán dạ đăng.
Như thị truy y Thích tử chi lưu,
Nhất loại cô hồn đẳng chúng.
Duy nguyện: Thừa Tam bảo lực,
Trượng bí mật ngôn,
Thử dạ kim thời lai lâm pháp hội.
Lai thọ vô giá cam lồ pháp vị”.
Lâu nay, bản diễn Nôm của HT.Bích Liên (HT.Thích Trí Hải [1876-1950] chùa Bích Liên, Bình Định) thường được truyền tụng và được nhiều người nói đến. Tuy vậy, có một bản diễn Nôm khác của Sư Viên Thành (1879-1928), vị thiền tăng thi sĩ chốn cố đô cũng rất trác tuyệt và cảm động.
“Lại thỉnh kẻ xuất trần thượng sĩ,
Nương rừng Thiền lánh chỗ phàm phu.
Cao Tăng quyết chí tinh tu,
Trăm năm giới luật công phu dùi mài.
Giữ gìn phạm hạnh hôm mai,
Tỳ-kheo Ni chúng khác người thế gian.
Hoàng hoa, thúy trúc luận bàn,
Không đàm bí mật nên mang thế tình (?).
Bóng đèn lấp lóa hư minh,
Than ôi! Một phút dứt tình Thiền lâm.
Nghe lời Bát nhã, Phạm âm,
Truy y Thích tử lai lâm đáo đàn”.
(Tra Am và Sư Viên Thành, Nguyễn Văn Thoa, Môn đồ Ba La và Tra Am ấn hành, Nhà in Hoa Sen, 1972, tr.276).
Gần đây, HT.Thích Huyền Tôn đã Việt hóa khoa nghi chẩn tế, trong đó có đoạn triệu thỉnh này với văn nghĩa rõ ràng và xúc cảm bi ai thống thiết như các dịch giả tiền nhân.
“Một lòng kính xin triệu thỉnh:
Ngoài vòng thế tục,
Đứng bậc cao Tăng,
Năm giới tinh tu trong sạch,
Chúng Ni trọn hạnh sáu căn.
Hoa vàng thanh thoát, trúc điệu thiền na,
Luận bàn đạo lý sâu xa, nói nghĩa huyền vi tuyệt diệu,
Trâu đen đương cột, trâu trắng ngâm nga,
Pháp trần diễn dụ không hoa, khổ đế tuyên trong diệu kệ.
Hỡi ôi!
Song thưa trăng lạnh ngập trời,
Thiền phòng rỗng suốt gió mây ra vào.
Hôm nay kính thỉnh:
Trước là Đại đức Tăng Ni, sau thì Sa di nam nữ,
Hết thảy đều là, những vị giác linh chưa ngộ!
Cúi xin Tam bảo từ tôn,
Đem pháp mầu mật ngôn tiếp độ,
Giờ này hôm nay, hết thảy giác linh đồng lên pháp hội”.
(Du Già Diệm Khẩu Thí Thực Khoa Nghi, HT.Thích Huyền Tôn dịch, Nxb Tôn Giáo, 2007, tr.81)
Khoa nghi Chẩn tế có liệt kê 12 chủng loại cô hồn, trong đó có một loại cô hồn rất đặc biệt là những người xuất gia. “Như thị truy y Thích tử chi lưu/Nhất loại cô hồn đẳng chúng”. Một số người tuy có duyên lành xuất gia nhưng vụng tu nên bị đọa lạc làm ngạ quỷ, dạ xoa là một sự thật. Chính Đức Phật lúc còn tại thế đã nói điều này, Kinh tạng Nikàya hiện vẫn còn ghi.
Khi Phật giáo truyền qua Trung Hoa, nhất là khi Mật giáo thịnh hành, việc cứu độ loại cô hồn “Truy y Thích tử chi lưu” được vận dụng vào nghi thức cúng thí thực cô hồn. Đầu tiên, pháp thí thực căn cứ vào kinh Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Đà La Ni do ngài Bất Không dịch vào đời Đường. Kinh này thuật lại việc Đức Phật dạy Tôn giả A-nan cách thức cúng thí để thoát khỏi khổ nạn ngạ quỷ và tăng thêm phước thọ. Về sau, các thời Tống, Nguyên pháp thí thực càng thịnh hành, Du Già Tập Yếu Diệm Khẩu Thí Thực Nghi (không rõ dịch giả) là tác phẩm được lưu hành rộng rãi nhất.
Điều đáng chú ý là Du Già Tập Yếu Diệm Khẩu Thí Thực Nghi chỉ nói đến 10 loại cô hồn: 1.Thủ hộ quốc giới: những oan hồn vị quốc vong thân. 2.Phụ tài khiếm mạng: những oan hồn chết vì oan gia trái chủ, nợ nần, trụy thai. 3.Khinh bạc Tam bảo: những oan hồn tạo nghiệp bất hiếu, bội nghịch vô đạo. 4.Giang hà thủy nịch: những oan hồn chết sông chết biển. 5.Biên địa tà kiến: những oan hồn tại biên ải hẻo lánh. 6.Ly hương khách địa: những oan hồn tha hương phiêu bạt, chết đường chết sá. 7.Phó hỏa đầu nhai: những oan hồn chết vì tự tử, nhảy sông, nhảy núi, chết đâm, chết cháy. 8.Ngục tù trí mạng: những oan hồn chết vì tra tấn, khổ nhục trong ngục tù. 9.Nô tì kết sử: những oan hồn chết vì nô lệ, đày đọa lao dịch. 10.Manh lung ám á: những oan hồn lúc sống bị đui, què, câm, điếc, không người chăm sóc. Khoảng từ đời Minh về sau, trong Du Già Diệm Khẩu Thí Thực Khoa Nghi có đề cập đến loại cô hồn “Truy y Thích tử chi lưu”. Không chỉ hàng Sa môn Thích tử mà các “Huyền môn đạo sĩ chi lưu” của Lão giáo cũng được triệu thỉnh trong các pháp hội thí thực cô hồn.
Nhiều bản Việt dịch hay
Theo Chính Khắc Trung Khoa Du Già Tập Yếu (bản khắc gỗ ở chùa Báo Quốc-Huế, năm Đồng Khánh, Mậu Tý), nguyên văn triệu thỉnh cô hồn “Truy y Thích tử chi lưu” như sau:
“Nhất tâm triệu thỉnh:
Xuất trần thượng sĩ,
Phi tích cao tăng.
Tinh tu ngũ giới tịnh nhân,
Phạm hạnh Tì kheo Ni chúng.
Hoàng hoa thúy trúc,
Không đàm bí mật chân thuyên.
Bạch cổ lê nô,
Đồ diễn khổ không diệu kệ.
Ô hô! Kinh song lãnh tẩm tam canh nguyệt,
Thiền thất hư minh bán dạ đăng.
Như thị truy y Thích tử chi lưu,
Nhất loại cô hồn đẳng chúng.
Duy nguyện: Thừa Tam bảo lực,
Trượng bí mật ngôn,
Thử dạ kim thời lai lâm pháp hội.
Lai thọ vô giá cam lồ pháp vị”.
Lâu nay, bản diễn Nôm của HT.Bích Liên (HT.Thích Trí Hải [1876-1950] chùa Bích Liên, Bình Định) thường được truyền tụng và được nhiều người nói đến. Tuy vậy, có một bản diễn Nôm khác của Sư Viên Thành (1879-1928), vị thiền tăng thi sĩ chốn cố đô cũng rất trác tuyệt và cảm động.
“Lại thỉnh kẻ xuất trần thượng sĩ,
Nương rừng Thiền lánh chỗ phàm phu.
Cao Tăng quyết chí tinh tu,
Trăm năm giới luật công phu dùi mài.
Giữ gìn phạm hạnh hôm mai,
Tỳ-kheo Ni chúng khác người thế gian.
Hoàng hoa, thúy trúc luận bàn,
Không đàm bí mật nên mang thế tình (?).
Bóng đèn lấp lóa hư minh,
Than ôi! Một phút dứt tình Thiền lâm.
Nghe lời Bát nhã, Phạm âm,
Truy y Thích tử lai lâm đáo đàn”.
(Tra Am và Sư Viên Thành, Nguyễn Văn Thoa, Môn đồ Ba La và Tra Am ấn hành, Nhà in Hoa Sen, 1972, tr.276).
Gần đây, HT.Thích Huyền Tôn đã Việt hóa khoa nghi chẩn tế, trong đó có đoạn triệu thỉnh này với văn nghĩa rõ ràng và xúc cảm bi ai thống thiết như các dịch giả tiền nhân.
“Một lòng kính xin triệu thỉnh:
Ngoài vòng thế tục,
Đứng bậc cao Tăng,
Năm giới tinh tu trong sạch,
Chúng Ni trọn hạnh sáu căn.
Hoa vàng thanh thoát, trúc điệu thiền na,
Luận bàn đạo lý sâu xa, nói nghĩa huyền vi tuyệt diệu,
Trâu đen đương cột, trâu trắng ngâm nga,
Pháp trần diễn dụ không hoa, khổ đế tuyên trong diệu kệ.
Hỡi ôi!
Song thưa trăng lạnh ngập trời,
Thiền phòng rỗng suốt gió mây ra vào.
Hôm nay kính thỉnh:
Trước là Đại đức Tăng Ni, sau thì Sa di nam nữ,
Hết thảy đều là, những vị giác linh chưa ngộ!
Cúi xin Tam bảo từ tôn,
Đem pháp mầu mật ngôn tiếp độ,
Giờ này hôm nay, hết thảy giác linh đồng lên pháp hội”.
(Du Già Diệm Khẩu Thí Thực Khoa Nghi, HT.Thích Huyền Tôn dịch, Nxb Tôn Giáo, 2007, tr.81)
Ác Tỳ-kheo bị đọa
Thời Phật tại thế, không ít lần Ngài quở trách một số đệ tử xuất gia là ác Tỳ-kheo. Nếu không nhanh chóng chuyển hóa thì địa ngục, ngạ quỷ, đọa xứ là thú hướng của các ác Tỳ-kheo này.
Lúc Thế Tôn trú ở Ràjagaha, tại Veluvana. Bấy giờ Tôn giả Mahà Moggallàna khi đi từ núi Gijjhakùta xuống, liền mỉm cười. Tôn giả Lakkhana thấy vậy hỏi nguyên do gì mà Mahà Moggallàna lại mỉm cười? Sau đó hai Tôn giả đi đến đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Tôn giả Mahà Moggallàna mới trả lời Tôn giả Lakkhana:
- Ở đây, này Hiền giả, khi tôi từ núi Gijjhakùta bước xuống, tôi thấy một Tỳ-kheo (bị đọa) đi giữa hư không. Y tăng-già-lê (thượng y) của vị ấy bị cháy đỏ, cháy đỏ rực, cháy đỏ ngọn. Cái bát cũng bị cháy đỏ, cháy đỏ rực, cháy đỏ ngọn. Cái nịt cũng bị cháy đỏ, cháy đỏ rực, cháy đỏ ngọn. Thân cũng bị cháy đỏ, cháy đỏ rực, cháy đỏ ngọn. Và vị ấy thốt lên những tiếng kêu đau đớn. (Không chỉ Tỳ-kheo, Tôn giả Mahà Moggallàna còn thấy các Tỳ-kheo ni, Thức-xoa, Sa-di, Sa-di ni… cũng bị đày đọa khổ đau như vậy).
- Này Hiền giả, tôi suy nghĩ như sau: “Thật vi diệu thay, thật hy hữu thay! Một kẻ có tên như vậy lại trở thành một chúng sanh như vậy. Một kẻ có tên như vậy trở thành một Dạ-xoa như vậy. Một kẻ có tên như vậy lại trở thành được một tự ngã như vậy”.
Rồi Thế Tôn gọi các Tỳ-kheo:
Vị Tỳ-kheo (Tỳ-kheo ni, Thức-xoa, Sa-di, Sa-di-ni) ấy, này các Tỳ-kheo, là một ác Tỳ-kheo (Tỳ-kheo ni, Thức-xoa, Sa-di, Sa-di-ni) trong thời bậc Chánh Ðẳng Giác Kassapa thuyết pháp. Do nghiệp của người đó thuần thục, sau khi bị nung nấu trong địa ngục nhiều năm, nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm, nhiều trăm ngàn năm, và với quả thuần thục còn lại, người đó cảm thọ một tự ngã như vậy (HT.Thích Minh Châu dịch, kinh Tương Ưng Bộ II, chương 8, Tương ưng Lakkhana).
Lương Hoàng Sám, bộ sám văn biên soạn vào đời Lương Vũ Đế (464-549) được thọ trì rất phổ biến cũng đề cập đến nhiều trường hợp người xuất gia bị đọa. “Khi Phật ở thành Vương xá, thấy một chúng sanh có lưỡi rất dài lớn, bị đinh sắt đóng vào lưỡi, lửa bốc cháy hừng hực, chịu đau khổ suốt ngày đêm. Ngài Mục Kiền Liên hỏi nguyên do, Phật đáp: Xưa kia, vị ấy từng làm trụ trì chùa, vì hay mắng nhiếc, xua đuổi Tăng chúng, không cho ăn uống, không bình đẳng cúng dường nên mắc tội như vậy. Lại có chúng sanh thân thể dài lớn, trên đầu đội vạc đồng sôi bốc lửa cháy hừng hực, nước sôi chảy tràn ra khắp thân thể. Ngài Mục Kiền Liên hỏi nguyên do, Phật đáp: Xưa kia, vị ấy từng làm tri sự chùa, vì không chia dầu thắp cho chúng Tăng nên bị quả báo như vậy. Lại có có một ngạ quỷ chuyên nuốt những hoàn sắt nóng. Do đời trước làm một Sa-di đã trộm cắp đường phèn của chúng Tăng… (Thích Viên Giác dịch, chương 7-Nói rõ quả báo, Nxb Tp.HCM, 1998, tr.202).
Các trích dẫn trên đây chỉ mang tính điển hình, còn rất nhiều chuyện tương tự trong kinh tạng.
Những giá trị giáo dục - nhân văn
Trong pháp hội trai đàn bạt độ-chẩn tế có một từ rất hay mang giá trị nhân văn đáng được chú ý là “bình đẳng” (Thủy lục bình đẳng cứu bạt trai đàn). Theo thiền sư Nhất Hạnh: “Bình đẳng nghĩa là đối xử một cách không phân biệt kỳ thị. Trong trai đàn chẩn tế, tất cả các vong hồn đều được đối xử một cách tuyệt đối bình đẳng, không phân biệt già trẻ, trai gái, chủng tộc, Nam Bắc, tôn giáo và đảng phái chính trị”. Bình đẳng cũng chính là tâm đồng thể đại bi, yêu thương không phân biệt.
Khi sống ở đời thì mỗi người một vẻ khác nhau nhưng khi bị đọa làm ngạ quỷ cô hồn thì tất cả đều giống nhau ở chỗ bị đói khát, khổ đau và mong được được yêu thương, sẻ chia và cứu độ. Dưới ánh sáng của Chánh pháp, mọi chúng sanh đều có Phật tính và có khả tính thành Phật. Cho nên không chỉ được ăn uống no đủ, thỏa lòng đói khát bấy lâu của nghiệp báo loài ngạ quỷ mà chư vị còn được cam lồ pháp vũ gội nhuần, có cơ hội vàng để thức tỉnh và siêu thoát thăng hoa.
Trong Phật giáo, người xuất gia không nắm giữ đặc quyền “chăn dắt linh hồn” được ân sủng vô phạt của đấng thiêng liêng. Chư Tăng Ni chỉ là những người đi theo Phật, học theo hạnh Phật và là người chỉ đường (nếu có thể) cho tín đồ. Mọi người con Phật đều “tự mình thắp đuốc lên mà đi”. Nên chư vị Tăng Ni thành tựu các Thánh quả, giác ngộ giải thoát hay không may bị đọa lạc là những điều có thể xảy ra. Nếu các ngài lên ngôi Thánh vị, an trú Niết bàn, thành thầy nên tổ thì chúng ta kính cẩn lễ bái và tôn thờ như Phật, Bồ tát. Ngược lại nếu không may duyên nghiệp nặng nề chư vị bị đọa lạc thì vẫn được quan tâm, nâng đỡ, soi sáng và trợ duyên với nhiều cách thức khác nhau. Triệu thỉnh chư vị “Truy y Thích tử chi lưu” về dự pháp hội để ăn uống và nghe pháp trong sự gia trì của Tam bảo nhằm tỉnh thức để thăng hoa là một điển hình.
Một khi mọi người (cả xuất gia lẫn tại gia) đều biết rất rõ rằng trong pháp sự trai đàn mà mình đang thực hiện tại chùa hay tại nhà hoặc tại tha ma đồng trống nghĩa trang có thỉnh mời chư vị xuất gia trong các đời quá khứ bị đọa làm ngạ quỷ cô hồn “lai lâm pháp hội” thì chúng ta sẽ cẩn trọng trong tổ chức và hành lễ hơn. Vì chúng ta không có thần thông nên không ai dám chắc trong thập loại bá tánh cô hồn kia hẵn không có thân bằng quyến thuộc, thậm chí cả thầy tổ và huynh đệ của mình? Và khi chiêm nghiệm lại chính bản thân mình thấy mênh mang mờ mịt cũng khiến chạnh lòng, thấp thỏm âu lo để tự nhắc mình cố gắng hơn. Hình ảnh người xuất gia làm thầy của trời người nhưng cũng có thể bị đọa làm cô hồn đói khát vất vưởng, tương phản mà tương hợp đến lạ lùng trong tổng thể bức tranh đời.
Tháng Bảy về với mùa hiếu, mùa Tăng mãn hạ thọ tuế, mùa trai đàn thí thực cô hồn, mùa giao cảm âm dương và mùa chiêm nghiệm phản tỉnh của tự thân. Trong nghi ngút khói hương và trầm bỗng tiếng kinh cầu, chạnh lòng với những nỗi niềm và trăn trở, nhất là với chư vị pháp lữ tiền bối đã ra người thiên cổ làm “Truy y Thích tử chi lưu”.
Lúc Thế Tôn trú ở Ràjagaha, tại Veluvana. Bấy giờ Tôn giả Mahà Moggallàna khi đi từ núi Gijjhakùta xuống, liền mỉm cười. Tôn giả Lakkhana thấy vậy hỏi nguyên do gì mà Mahà Moggallàna lại mỉm cười? Sau đó hai Tôn giả đi đến đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Tôn giả Mahà Moggallàna mới trả lời Tôn giả Lakkhana:
- Ở đây, này Hiền giả, khi tôi từ núi Gijjhakùta bước xuống, tôi thấy một Tỳ-kheo (bị đọa) đi giữa hư không. Y tăng-già-lê (thượng y) của vị ấy bị cháy đỏ, cháy đỏ rực, cháy đỏ ngọn. Cái bát cũng bị cháy đỏ, cháy đỏ rực, cháy đỏ ngọn. Cái nịt cũng bị cháy đỏ, cháy đỏ rực, cháy đỏ ngọn. Thân cũng bị cháy đỏ, cháy đỏ rực, cháy đỏ ngọn. Và vị ấy thốt lên những tiếng kêu đau đớn. (Không chỉ Tỳ-kheo, Tôn giả Mahà Moggallàna còn thấy các Tỳ-kheo ni, Thức-xoa, Sa-di, Sa-di ni… cũng bị đày đọa khổ đau như vậy).
- Này Hiền giả, tôi suy nghĩ như sau: “Thật vi diệu thay, thật hy hữu thay! Một kẻ có tên như vậy lại trở thành một chúng sanh như vậy. Một kẻ có tên như vậy trở thành một Dạ-xoa như vậy. Một kẻ có tên như vậy lại trở thành được một tự ngã như vậy”.
Rồi Thế Tôn gọi các Tỳ-kheo:
Vị Tỳ-kheo (Tỳ-kheo ni, Thức-xoa, Sa-di, Sa-di-ni) ấy, này các Tỳ-kheo, là một ác Tỳ-kheo (Tỳ-kheo ni, Thức-xoa, Sa-di, Sa-di-ni) trong thời bậc Chánh Ðẳng Giác Kassapa thuyết pháp. Do nghiệp của người đó thuần thục, sau khi bị nung nấu trong địa ngục nhiều năm, nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm, nhiều trăm ngàn năm, và với quả thuần thục còn lại, người đó cảm thọ một tự ngã như vậy (HT.Thích Minh Châu dịch, kinh Tương Ưng Bộ II, chương 8, Tương ưng Lakkhana).
Lương Hoàng Sám, bộ sám văn biên soạn vào đời Lương Vũ Đế (464-549) được thọ trì rất phổ biến cũng đề cập đến nhiều trường hợp người xuất gia bị đọa. “Khi Phật ở thành Vương xá, thấy một chúng sanh có lưỡi rất dài lớn, bị đinh sắt đóng vào lưỡi, lửa bốc cháy hừng hực, chịu đau khổ suốt ngày đêm. Ngài Mục Kiền Liên hỏi nguyên do, Phật đáp: Xưa kia, vị ấy từng làm trụ trì chùa, vì hay mắng nhiếc, xua đuổi Tăng chúng, không cho ăn uống, không bình đẳng cúng dường nên mắc tội như vậy. Lại có chúng sanh thân thể dài lớn, trên đầu đội vạc đồng sôi bốc lửa cháy hừng hực, nước sôi chảy tràn ra khắp thân thể. Ngài Mục Kiền Liên hỏi nguyên do, Phật đáp: Xưa kia, vị ấy từng làm tri sự chùa, vì không chia dầu thắp cho chúng Tăng nên bị quả báo như vậy. Lại có có một ngạ quỷ chuyên nuốt những hoàn sắt nóng. Do đời trước làm một Sa-di đã trộm cắp đường phèn của chúng Tăng… (Thích Viên Giác dịch, chương 7-Nói rõ quả báo, Nxb Tp.HCM, 1998, tr.202).
Các trích dẫn trên đây chỉ mang tính điển hình, còn rất nhiều chuyện tương tự trong kinh tạng.
Những giá trị giáo dục - nhân văn
Trong pháp hội trai đàn bạt độ-chẩn tế có một từ rất hay mang giá trị nhân văn đáng được chú ý là “bình đẳng” (Thủy lục bình đẳng cứu bạt trai đàn). Theo thiền sư Nhất Hạnh: “Bình đẳng nghĩa là đối xử một cách không phân biệt kỳ thị. Trong trai đàn chẩn tế, tất cả các vong hồn đều được đối xử một cách tuyệt đối bình đẳng, không phân biệt già trẻ, trai gái, chủng tộc, Nam Bắc, tôn giáo và đảng phái chính trị”. Bình đẳng cũng chính là tâm đồng thể đại bi, yêu thương không phân biệt.
Khi sống ở đời thì mỗi người một vẻ khác nhau nhưng khi bị đọa làm ngạ quỷ cô hồn thì tất cả đều giống nhau ở chỗ bị đói khát, khổ đau và mong được được yêu thương, sẻ chia và cứu độ. Dưới ánh sáng của Chánh pháp, mọi chúng sanh đều có Phật tính và có khả tính thành Phật. Cho nên không chỉ được ăn uống no đủ, thỏa lòng đói khát bấy lâu của nghiệp báo loài ngạ quỷ mà chư vị còn được cam lồ pháp vũ gội nhuần, có cơ hội vàng để thức tỉnh và siêu thoát thăng hoa.
Trong Phật giáo, người xuất gia không nắm giữ đặc quyền “chăn dắt linh hồn” được ân sủng vô phạt của đấng thiêng liêng. Chư Tăng Ni chỉ là những người đi theo Phật, học theo hạnh Phật và là người chỉ đường (nếu có thể) cho tín đồ. Mọi người con Phật đều “tự mình thắp đuốc lên mà đi”. Nên chư vị Tăng Ni thành tựu các Thánh quả, giác ngộ giải thoát hay không may bị đọa lạc là những điều có thể xảy ra. Nếu các ngài lên ngôi Thánh vị, an trú Niết bàn, thành thầy nên tổ thì chúng ta kính cẩn lễ bái và tôn thờ như Phật, Bồ tát. Ngược lại nếu không may duyên nghiệp nặng nề chư vị bị đọa lạc thì vẫn được quan tâm, nâng đỡ, soi sáng và trợ duyên với nhiều cách thức khác nhau. Triệu thỉnh chư vị “Truy y Thích tử chi lưu” về dự pháp hội để ăn uống và nghe pháp trong sự gia trì của Tam bảo nhằm tỉnh thức để thăng hoa là một điển hình.
Một khi mọi người (cả xuất gia lẫn tại gia) đều biết rất rõ rằng trong pháp sự trai đàn mà mình đang thực hiện tại chùa hay tại nhà hoặc tại tha ma đồng trống nghĩa trang có thỉnh mời chư vị xuất gia trong các đời quá khứ bị đọa làm ngạ quỷ cô hồn “lai lâm pháp hội” thì chúng ta sẽ cẩn trọng trong tổ chức và hành lễ hơn. Vì chúng ta không có thần thông nên không ai dám chắc trong thập loại bá tánh cô hồn kia hẵn không có thân bằng quyến thuộc, thậm chí cả thầy tổ và huynh đệ của mình? Và khi chiêm nghiệm lại chính bản thân mình thấy mênh mang mờ mịt cũng khiến chạnh lòng, thấp thỏm âu lo để tự nhắc mình cố gắng hơn. Hình ảnh người xuất gia làm thầy của trời người nhưng cũng có thể bị đọa làm cô hồn đói khát vất vưởng, tương phản mà tương hợp đến lạ lùng trong tổng thể bức tranh đời.
Tháng Bảy về với mùa hiếu, mùa Tăng mãn hạ thọ tuế, mùa trai đàn thí thực cô hồn, mùa giao cảm âm dương và mùa chiêm nghiệm phản tỉnh của tự thân. Trong nghi ngút khói hương và trầm bỗng tiếng kinh cầu, chạnh lòng với những nỗi niềm và trăn trở, nhất là với chư vị pháp lữ tiền bối đã ra người thiên cổ làm “Truy y Thích tử chi lưu”.
| ||||||||
|
Tin cùng loại cũ hơn
- Hà Nội: Hội nghị lần thứ Nhất Ủy ban tổ chức quốc tế Đại lễ Vesak LHQ 2014 tại Việt Nam
- Họp báo tổ chức Đại lễ Vesak LHQ 2014
- HÌNH ẢNH LỄ TANG CỐ HTR CẤP DŨNG NHẬT HỒNG - NGUYỄN ĐỂ . phần cuối
- HÌNH ẢNH LỄ TANG CỐ HTR CẤP DŨNG NHẬT HỒNG - NGUYỄN ĐỂ phần 3
- HÌNH ẢNH LỄ TANG CỐ HTR CẤP DŨNG NHẬT HỒNG - NGUYỄN ĐỂ . PHẦN 2
- HÌNH ẢNH LỄ TANG CỐ HTR CẤP DŨNG NHẬT HỒNG - NGUYỄN ĐỂ . PHẦN 1
- ĐIẾU VĂN TƯỞNG NIỆM CỐ HUYNH TRƯỞNG CẤP DŨNG NHẬT HỒNG – NGUYỄN ĐỂ
- Lễ tưởng niệm và Truy tán công hạnh Htr cấp Dũng GĐPT VN Nhật Hồng NGUYỄN ĐỂ
- Tiểu sử HUYNH TRƯỞNG CẤP DŨNG GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM NHẬT HỒNG NGUYỄN ĐỂ
- Văn hóa Phật giáo - Niềm tin vào thiện tâm dân tộc