Chết Vào Thân Trung Ấm Và Tái Sinh 03

Đăng ngày: 13/02/2014 23:55
Đây là một cuốn sách rất giá trị cho những ai muốn tìm hiểu về những bí ảnh sau khi chết theo quan điểm của nhà Phật. Cuốn sách đã được Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 viết lời giới thiệu. Say đây là nội dung Lời giới thiệu của ngài: Vì bị kềm chế bởi tam độc tham, sân, si nên con người luôn tạo nghiệp ác và do đó tạo ra trong tâm thức những nghiệp lực dưới dạng tiền định lực, trói buộc tâm thức. Khi mạng sống chấm dứt người bị kềm chế bởi những tiền định lực ấy sẽ phải theo nghiệp lực của mình để tái sinh trong cõi luân hồi với một tâm thức và thân thể của kiếp sống mới, phù hợp với các nghiệp nhân đã tạo tác ra trong quá khứ. Có người chết đi sau khi đã kéo dài mạng sống đúng với thọ mạng của mình để trả các nghiệp lực gây ra từ các đời trước, các lực đó là nhân làm thành nển tảng của kiếp sống này. Cũng có người chết đi trước kỳ thọ mạng của mình vì không hội đủ các nhân duyên để giữ mạng sống lại. Ví dụ như thiếu những điều kiện tối thiểu để thọ mạng tiếp tục. Chết như thế gọi là chết ngoài kỳ hạn, hoặc chết do thọ báo công đức đã kiệt tận; nghiệp lực để tạo ra đời này vẫn còn đó, nhưng các ngoại duyên do công đức tích tập từ các đời trước thì không còn nữa. Con người luôn luôn chết đi với một trạng thái tâm thức: thiện, ác hoặc vô ký (tức là không thiện không ác). Trong trường hợp đầu, người sắp chết mang trong tâm thức của mình một đồi tượng thiện, ví dụ như Tam Bảo (Phật, Pháp, và Tăng) hay là vị thầy Bồn sư của mình và làm tín khởi phát tâm xả vô lượng; và thoát khỏi tâm xả vô lượng, va thoát ra khỏi tất cả tham ái và sân hận đối với mọi chúng sinh hữu tình. Hoặc giả người sắp chết thiền quán nhập vào tánh Không hay phát khởi tâm từ bi. Quán tưởng được như thế là bởi vì người sắp chết nhớ lại công phu hành trì của mình lúc còn sống hoặc là nhờ có người ở bên cạnh nhắc nhở thúc đẩy. Nếu người sắp chết phát khởi được các tâm thiện kể trên vào lúc lâm chung thì ngươi đó tạo được cận tử nghiệp thiện và sẽ đi tái sinh trong các cảnh giới cao tốt hơn. Lúc lâm chung được như thế thì rất tốt. Nhưng đôi khi, tuy không cố tình chọc giận, nhưng vì tâm thần hoảng hốt kích động nên những người chung quanh đã làm cho người sắp chết nổi cơn giận dữ.Cũng có khi bạn bè quyến thuộc tụ họp bên giường của người sắp chét khóc than đến nỗi người sắp chết phát khởi lên một tâm tham ái rõ rệt. Dầu là tham ái hay giận dữ, nếu người đang lâm chung chết đi trong một trạng thái tâm thức bất thiện vốn thường phát khởi trong quá khứ, thì điều này rất nguy hiểm cho người ấy. Có người chết đi, trong trạng thái tâm vô ký, không phát khởi đối tượng thiện hoặc ác nào trong tâm và cũng không sinh tâm giận dữ tham ái. Ba trạng thái này, tức là lâm chung trong trạng thái tâm thiện, bất thiện hay vô ký, sẽ diễn ra cho đến khi người lâm chung đi vào cõi tâm vi tế của tiến trình chết. Theo hệ thống của Kinh điển, tâm vi tế sau cùng này nhất thiết phải là tâm vô ký trong hệ Kinh điển không giảng dạy cách sử dụng pháp môn chuyển hóa tâm vi tế thành tâm thiện như trong hệ thống Mật điển, mà chỉ đưa ra các Pháp môn đối trị những trạng thái tâm thức thô. Ngược lại, một vị cao tăng Mật tông (hành giả Mật tông) có thể chuyển hóa các tâm vi tế xuất hiện trong giờ phút lâm chung thành tâm thức thiện. Khi tu tập đến mức này, hành giả đã đạt được trình độ rất cao sâu... Nguyên Quý giới thiệu.

| Chia sẻ |
THẢO LUẬN  
Chưa có thảo luận nào

Tin cùng loại cũ hơn