Nhân quả nhãn tiền
Đăng ngày: 30/12/2013 22:03Gieo nhân nào gặt quả đó. Tôi uống nước bạn không hết khát. Bạn ăn, tôi không được no. Cuộc đời thật thú vị. Luật nhân quả thật rõ ràng. Tự nhiên tôi nhớ đến thầy Lão Tử. Thầy dạy 2 chữ VÔ VI. Vô vi không có nghĩa là không làm gì cả.
Tôi bước vào một quán ăn ở Vũng Tàu. Một quán ăn (có thể gọi là một nhà hàng) khá sạch sẽ và ấn tượng. Bữa tối đang chờ đợi và tôi biết mình được thưởng thức buổi tối tuyệt vời ở ngay biển đầy gió mát và không khí trong lành.
Có 1 nhóm người bước vào. Một gia đình ba thế hệ. Nhìn đã biết họ là nhà giàu. Từ giọng nói rất to đến các thiết bị mang theo: Máy ảnh, Ipad, Iphone. Từ cách gọi đồ ăn với các món đắt tiền đến cách chê bai nhiều người và nhiều thứ xung quanh (Kinh nghiệm của tôi cho thấy, thường những người giàu có và có chút chức vụ hay huyênh hoang và khoe khoang trong mọi hoàn cảnh có thể).
Chuyện đáng để ý là khi họ ăn thường xuyên lau miệng và ném những mảnh giấy này ra sàn nhà. (Tôi thấy buồn rằng chuyện này không chỉ xảy ra ở đây mà ở nhiều nơi khác trên khắp đất nước Việt Nam quá xinh đẹp và đáng yêu của chúng ta: Quán ăn có những sọt rác chuẩn bị sẵn nhưng có một số người không đưa giấy lau miệng vào đó mà thẳng tay và phũ phàng ném ra đất. Giấy lau miệng có thể để trên một góc bàn ăn nhưng vẫn có người thích ném chân mình!
Nhìn những miếng giấy trắng trên mặt đất lòng tôi chạm đến nỗi buồn và tiếc. Tiếc cho những người được xã hội cho là văn minh, có tiền, có chức. Buồn rằng, con cháu họ ngồi bên họ sẽ học theo ngay. Và buồn vì cả ba thế hệ không ai ngăn cản, không ai nhắc nhở. Buồn nữa rằng, những người có vẻ “văn minh” mà thế này thì dân số 80% nông dân của chúng ta liệu có ứng xử văn minh hơn không?!
Nhìn những miếng giấy trắng trên mặt đất lòng tôi chạm đến nỗi buồn và tiếc. Tiếc cho những người được xã hội cho là văn minh, có tiền, có chức. Buồn rằng, con cháu họ ngồi bên họ sẽ học theo ngay. Và buồn vì cả ba thế hệ không ai ngăn cản, không ai nhắc nhở. Buồn nữa rằng, những người có vẻ “văn minh” mà thế này thì dân số 80% nông dân của chúng ta liệu có ứng xử văn minh hơn không?!
Lát sau chính người đàn ông (có vẻ như là chủ gia đình: vì thấy nói to nhất, ra lệnh nhiều nhất) đứng dậy đi lại. Quan sát, tôi thấy chính anh ta dẫm vào miếng giấy lau miệng do chính anh ta mới ném ra lúc trước. Một cháu nhỏ (hình như là con anh) cũng bị hệt như vậy. Dép của cháu tha theo một miếng giấy lau miệng của nhà mình trắng tinh phía dưới chiếc dép hồng rất đẹp và đáng yêu. Tôi nhanh tay lấy máy ảnh ra chụp (Còn cháu nhỏ ngồi hơi khuất nên đành chịu!)
Tôi ngồi ăn, quan sát và nghĩ: Đúng là nhân quả nhãn tiền. Ngày mới học Phật cách đây rất nhiều năm, tôi được học về luật nhân quả, quy luật quan trọng hàng đầu của đạo Phật (mà thực ra là của vũ trụ). Rằng gieo nhân nào gặt quả đó. Rằng trong dân gian nói “đời cha ăn mặn đời con khát nước”. Rằng nếu ta làm xấu ta bị chịu trong kiếp sau, hay nhiều kiếp sau nữa. Rằng ta giàu có kiếp này là do kiếp trước ta biết bố thí, giúp người,… Tuy nhiên cũng có những việc, luật nhân quả hiện hành ngay bây giờ, ngay tức thì. Ta gieo hạt ta nhận quả ngay.
Nếu ta gieo hạt mít, có thể chục năm sau mới được hái trái mít thơm. Nhưng nếu ta gieo hạt ớt, hạt dưa, hạt mướp, chỉ cần vài tháng sau là có trái. Tuy nhiên, tôi chưa thấy hạt gì gieo mà có trái ngay như hạt “giấy ăn” của gia đình nhà giàu hôm nay như tôi chứng kiến ở Vũng Tàu. Anh ta và những người thân ném giấy lau miệng, thứ mà anh ta và mọi người đều cho là không sạch sẽ xuống đất để rồi chính anh ta dẫm vào. Anh sẽ tha theo miếng giấy này đi xa, có thể ra bãi biển làm ô nhiếm thêm nơi này, có thể tha về phòng ngủ trong khách sạn và mảnh giấy lau miệng của anh ta với bao uế ô gom theo suốt đường sẽ bên anh trong giấc ngủ đêm.
Miếng giấy lau miệng cũng có thể tự rơi ra dọc đường. Miếng giấy có thể được anh ta hay người thân phát hiện ra lúc nào đó và khi đó nó mới được cho vào sọt rác mà lẽ ra đã được yên vị đúng chỗ ngay trong nhà hàng (Chắc gì họ đã cho vào thùng rác, rất có thế sẽ lại ném thắng tay ra đâu đó, ở một nơi sạch không kém nhà hàng, như nền khách sạn chẳng hạn). Miếng giấy lau có thể biến thành một ổ vi trùng rất lớn và gây bệnh không chỉ cho một người (Biết đâu là chính anh và gia đình anh ta).
Gieo nhân nào gặt quả đó. Tôi uống nước bạn không hết khát. Bạn ăn, tôi không được no. Cuộc đời thật thú vị. Luật nhân quả thật rõ ràng. Tự nhiên tôi nhớ đến thầy Lão Tử. Thầy dạy 2 chữ VÔ VI. Vô vi không có nghĩa là không làm gì cả. Vô vi là đừng làm cái gì trái với quy luật của vũ trụ. Chỉ có như vậy bạn mới có THB: Thành công + Hạnh phúc + Bình an. Đấy là tôi suy luận theo cách thiển cận của mình, chẳng biết có đúng không nữa.
Tôi ngồi gõ dòng chữ này lúc gần 5h sáng sau một thời thiền. Tôi gieo nhân: chưa đến một trang giấy. Quả sẽ là sự đón đọc của bạn. Quả sẽ là: Biết đâu bạn ngộ ra điều gì đó. Dù là rất rất rất nhỏ. Ngộ ra trong lúc tôi đang tắm biển sáng nay ở bãi biển Vũng Tàu đẹp, thơ mộng và tuyệt vời này.
Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng
| ||||||||
|
Tin cùng loại cũ hơn
- Ứng nghiệm nhân quả về vụ cháy sau 5 năm
- Đôi khi "Thân ta" đau và làm cho "Tâm đau"
- Cha mẹ đưa con đến chùa, cũng cần phải trông nom thận trọng
- Gia Lai: Ni trưởng đóng cửa tịnh xá, giam lỏng sư cô?
- Đạo và đời chung tay dẹp trừ nạn rải tiền lẻ
- Một vị tăng trẻ phát nguyện tam bộ nhất bái từ Đà Lạt đến Yên Tử
- Một vị Tăng trẻ “Tam bộ nhất bái” từ Đà Lạt đến Yên tử
- Khánh Hòa: Phật tử nước ngoài tổ chức lễ hằng thuận tại chùa Linh Thứu
- Lời Phật dạy chắp cánh cho tình yêu hôn nhân
- Điểm tin phật sự ngày 28.12.2013