Những cách tích đức không hề tốn kém, phước lộc dồi dào

Đăng ngày: 20/04/2016 17:49
Hãy tích đức ngay lúc này bằng những việc vô cùng đơn giản, để phước lộc dồi dào cho con cháu về sau...

1. Tích đức từ lời nói

Lời nói cần phải thể hiện sự khoan dung độ lượng đối với người khác.

Lời nói thẳng: Có thể chuyển sang cách nói “vòng, nói giảm, nói tránh” một chút.

Lời nói lạnh như băng: Hãy hâm nóng lên một chút trước khi nói.

Lời nói phê bình người khác: Trước khi nói hãy chú ý cân nhắc đến lòng tự tôn của người nghe.

Một lời khen ngợi đúng lúc có giá trị ngàn vàng.

2. Tích đức từ đôi tay

Học cách ca ngợi, vỗ tay tán thưởng người khác. Mỗi người đều cần tiếng vỗ tay của người khác bởi vì ủng hộ, khen ngợi người khác là điều cần có ở mỗi người. Không biết vỗ tay, khen ngợi người khác thì đời người thực sự quá nhỏ hẹp. Cho người khác tiếng vỗ tay kỳ thực là cho chính bản thân mình.

3. Tích đức từ giữ thể diện cho người khác

Ở một số tình huống việc “không nể mặt” là một thái độ vô lễ lớn nhất.

Người phương Đông rất xem trọng thể diện vì vậy ở bất cả thời điểm nào cũng nên giành cho người khác một “lối thoát” để giữ thể diện. Nhìn thấy rõ một người cũng đừng nên chỉ thẳng ra, hãy lựa lúc mà nói.

Hãy nhớ đừng bao giờ làm tổn thương thể diện của người khác bởi hậu quả của nó là khôn lường.

Trong một số tình huống, vạch trần người khác là một cái tội đẩy người ta đến đường cùng.

4. Tích đức từ việc tín nhiệm người khác

Người có tính đa nghi trời sinh thì khó có người bạn chân thành. Được người khác tin tưởng, tín nhiệm là một loại hạnh phúc. Người có bao nhiêu tín nhiệm thì sẽ có bấy nhiêu cơ hội thành công.

Người xưa nói: “Đã nghi ngờ người thì không kết giao, đã kết giao thì không nên nghi ngờ người.”

5. Tích đức từ việc cho người khác sự thuận lợi

Cho người khác được lợi cũng chính là làm lợi cho mình. Thời điểm người khác cần bạn nhất, hãy sẵn sàng cho họ một bờ vai để nương tựa. Suy nghĩ cho người khác cũng chính là suy nghĩ cho bản thân mình.

Những cách tích đức không hề tốn kém, phước lộc dồi dào
 

6. Tích đức từ việc giữ lễ tiết

Người có lễ tiết đi khắp thiên hạ cũng khó có người trách mắng, không ưng ý.

7. Tích đức từ tính cách khiêm nhượng

Người xưa nói: Người kiêu căng ngạo mạn, thích thể hiện tài năng thì đi đâu cũng có kẻ địch.

Tránh khoe khoang tài năng của mình mọi lúc mọi nơi. Buông bỏ kiêu căng, giảm bớt tự kỷ. Không nên ở trước mặt người đang thất ý mà đàm luận về đắc ý của mình.

Làm người, trước là đừng khoa trương tùy tiện, sau đừng đắc ý, nên khiêm nhượng một chút.

8. Tích đức từ việc hiểu người khác

Mọi người, ai cũng mong muốn người khác hiểu và thừa nhận mình. Hiểu người khác cũng chính là một cách đem lại lợi ích cho người khác. Đổi vị trí để hiểu người khác.

9. Tích đức từ việc tôn trọng người khác

Đem lòng tự tôn của người khác đặt ở vị trí cao nhất. Cố gắng để người khác cảm nhận thấy sự tôn nghiêm của bản thân mình. Tôn trọng người yếu kém hơn mình càng là đáng quý. Địa vị càng cao thì càng không thể khinh thường người khác.

10. Tích đức từ việc giúp đỡ người khác

Ở vào thời khắc quan trọng, ai mà không hy vọng có người trợ giúp mình? “Vì người khác” sẽ luôn luôn chiến thắng “vì mình”.

Lòng tốt sẽ luôn luôn được người khác khắc sâu, nhớ kỹ. Khi giúp đỡ người khác cũng phải tìm cách để đối phương vui cười mà tiếp nhận.

Những cách tích đức không hề tốn kém, phước lộc dồi dào
 

11. Tích đức từ việc thành thật với mọi người

Không thành thật sẽ khó tồn tại, người giả dối tất sẽ không có bạn chân thành. Luôn lấy thành tín làm gốc, coi trọng thành tín trong mọi mối quan hệ. Dùng thành tín thu phục người khác, sẽ dễ đạt được thành công.

Một người nếu như mất đi sự thành thật thì làm việc gì cũng khó. Bất kể lý do gì cũng không thể giải thích được lý do sự giả dối của bản thân.

12. Tích đức từ việc biết cảm ơn người

Cảm ơn là một cách ngợi ca cuộc đời. Trong cuộc sống, lời cảm ơn kịp thời sẽ khiến mọi người thân thiện với nhau hơn.

Cảm ơn đối thủ là một cách thể hiện của người có chí khí.

13. Tích đức từ lòng nhân ái của bản thân

Mỗi người đều nên tu dưỡng lòng nhân ái trong mình. Bởi người có tấm lòng nhân ái luôn sống nhẹ nhàng mà lại dễ dàng nhận được sự hợp tác từ người khác.

14. Tích đức từ việc mỉm người với người khác

Không có ai cự tuyệt một nụ cười chân thành cả! Mỉm cười là phương thức kết nối hữu hiệu giữa con người với con người.

Dùng nụ cười để ứng phó với sự “khiêu chiến” của đối thủ mới thực là cao nhân.

15. Tích đức từ lòng khoan dung

Không thể khoan dung người khác có thể là bởi vì lòng dạ của mình còn quá nhỏ hẹp!

Dùng khoan dung có thể cải biến một con người lầm lỗi. Người có lòng khoan dung sẽ dễ dàng chiếm được lòng người khác.

Hãy học cách tha thứ khuyết điểm của người khác. Đôi lúc, một quan hệ tốt đẹp là từ nhẫn mà sinh ra đấy!

16. Tích đức từ lòng lương thiện

Không có ai là không muốn làm bạn, làm hàng xóm hay hợp tác với người có tấm lòng lương thiện.

Người lương thiện có thể thu phục người khác. Chớ thấy việc thiện nhỏ mà không làm.

17. Tích đức từ sự biết lắng nghe

Người xưa có câu: “Nhìn nhiều, nghe nhiều và nói ít”. Người biết lắng nghe thường được lòng người khác bởi lắng nghe là một cách lấy lòng người khác tốt nhất.

18. Hiếu thảo với cha mẹ

Trong trăm điều thiện, trước hết là hiếu thuận, hiếu kính với cha mẹ. Hiếu thuận không chỉ là hồi báo công ơn cha mẹ sinh thành dưỡng dục mà còn vâng theo tâm nguyện của cha mẹ, để đấng sinh thành vui lòng. Trong trời đất, đối với con cái, cha mẹ là quan trọng nhất, hiếu kính với cha mẹ là việc tích đức đơn giản nhưng tốt đẹp còn hơn cả cầu Thần bái Phật.

19. Cứu tính mạng của người khác

Trong Đại Chính tàng kinh có nói, xây trăm chùa không bằng cứu sống một mạng người, cứu một mạng người phúc đẳng hà sa. Nhà Phật lấy việc cứu người là công đức lớn, là thiện hạnh nhất định có hồi báo về sau. Lúc nước sôi lửa bỏng, hiểm nguy rình rập, dám xông pha vào khó khăn để bảo toàn sinh mạng của người khác đâu phải việc dễ dàng.

Theo phunutoday.vn

| Chia sẻ |
THẢO LUẬN  
Chưa có thảo luận nào

Tin cùng loại cũ hơn