Những bí ẩn về bồ đề – cây thiêng trong Phật giáo

Đăng ngày: 04/12/2015 13:00
Theo các nhà khảo cổ học, cây bồ đề được coi là thiêng liêng ngay từ buổi bình minh lịch sử của nền văn minh Indus.

Cây bồ đề, hay còn được gọi là cây đề, tên khoa học là Ficus religiosa, là một loài cây thuộc chi đa đề (Ficus), mọc nhiều ở Ấn Độ, tây nam Trung Quốc…

Cây có xuất xứ Ấn Độ, được người theo Phật giáo cho là linh thiêng. Cây có lá hẹp hình quả tim với đầu chót dài những lá mới non có màu hồng.

Bồ đề là một loài cây rụng lá về mùa khô, cao tới 30m và đường kính thân tới 3m.

Quả của cây bồ đề khá nhỏ, đường kính 1-1,5 cm, có màu xanh lục điểm tía.

Một trong những cây bồ đề lớn nhất thế giới trong khuôn viên chùa Đại Bồ Đề (Mahābodhi) thuộc bang Bihar của Ấn Độ.

Cây bồ đề là “ficus religiosa” – nghĩa là biểu tượng cho trí tuệ và sự giác ngộ của Đức Phật, nên còn gọi là “cây giác ngộ”.

Theo các nhà khảo cổ học, cây bồ đề được coi là thiêng liêng ngay từ buổi bình minh lịch sử của nền văn minh Indus. Bộ Rig Veda, bộ kinh tôn giáo cổ nhất của dân tộc Aryans ở Ấn Độ, cho biết cây bồ đề được kính trọng như vật thiêng liêng ngay từ thời đó.

Cây bồ đề độc nhất vô nhị ở Việt Nam được trồng tại chùa Trấn Quốc do đích thân Tổng thống Ấn Độ Prasat trao tặng tận tay Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 21/3/1959, là “hậu duệ” đời thứ nhất của cây bồ đề tổ ở làng Bodh Gaya, bang Bihar, Ấn Độ, nơi Đức Phật thành đạo sau 49 ngày thiền định.

| Chia sẻ |
THẢO LUẬN  
Chưa có thảo luận nào

Tin cùng loại cũ hơn