Không tin vào nhân quả thì xã hội sẽ vô cùng tối tăm
Đăng ngày: 25/04/2014 22:011. Thân mỗi người gồm: Thể (quá khứ) , Tâm (hiện tại), Thần (tương lai), từng giây phút sống đều hội vào cả ba thì đó, xuyên kiếp...
Nhân quả thiên về xây dựng niềm tin! Nếu con người không tin vào nhân quả nữa thì xã hội đã vô cùng tăm tối! Để còn hy vọng vào sự công bằng tuyệt đối ở luật nhân quả!
Thực ra căn cơ, hiện tượng của luật này dễ dàng tìm được các chứng nghiệm trong sự vật hiện tượng mang tính ‘vật lý’ diễn ra trong đời sống ngắn hạn của nó với các yếu tố tự thân và với môi trường bên ngoài. Ví dụ
‘trồng cây chăm chỉ tất có ngày hái quả’ / ‘oan oan tương báo, oán oán tương phùng’/ ‘Ác giả ác báo’ / Phá rừng thì lũ lụt hoành hành bất thường…Nhưng luật nhân quả được khẳng định ở hiệu ứng sau:
Điều đó được Huy Minh (tác giả của luận thuyết "nhờ tin học có thể lý giải được Thế giới" – tôi tạm gọi như vậy) viết rất chí lý rằng: Điều quan trọng nhất là hiệu ứng trên chỉ được ghi lại trong dòng thông tin - thời gian của sự vật - hiện tượng (SVHT), có hay không? Ai ghi?
‘Nhân quả’ theo 4 quy luật vật lý là dễ nhận thấy. Ví dụ với việc trồng Lúa như thế nào, thì ‘Nhân Quả’ nhận thấy trong 3 tháng. Ta đấm vào tường cứng, ngay lập tức thấy nhân quả làm tay đau liền, bằng chính lực ta đấm!
Nhưng có nhiều kẻ trồng lúa lười lại được ăn nó hơn người làm chăm, thì nhân quả thế nào? Đấm rất mạnh vào bị bông thì tay ta như không thấy đau, rồi bị bông đó phình trở lại, cũng dường như chả có dấu vết gì, tổn hại gì bởi bị đấm (như chẳng thấy nhân quả gì hết, mãi chưa thấy là sao?)…
Sở dĩ như thế là do việc ‘pha loãng’ hành vi của SVHT này vào môi trường chung và vào SVHT khác xảy ra ở mức độ như thế nào... Kẻ trồng Lúa lười biếng nhưng hành vi ấy bị pha loãng vào muôn điều lao động xấu khác của kẻ khác!
Tội lỗi của một quan tham ác bá (đã không bị trừng phạt lại khiến đời con cháu vẫn được hưởng lợi) bởi bị pha loãng vào cách quản lý xã hội chung (ai cũng có một tí can dự…) thì ‘Nhân Quả’ về phương diện xã hội là rất khó nhận thấy
Chưa hết. Một chiếc ô tô đi trước phụt khó bẩn tưởi (Nhân), làm những xe, dòng người đi sau phải nhận lấy độc hại (Quả), trong khi Nó đã vù đi xa về phía trước hưởng không khí trong lành tươi mát...
Thế nên để nhân quả là xác thực thì còn cần một cơ chế nữa là ‘Cách định vị SVHT như đúng là Nó, như Nó đã gây ra, và đòi Nó phải trả giá’. Nghĩa là quá trình ghi chép, sao bản thông tin có thể bị sai lạc, bị virus phá hủy… Khoa học quản lý gọi là ‘minh bạch, giải trình, đối chứng, quy trách nhiệm pháp lý’…. để xác định đúng mức độ Nhân của từng SVHT dựa trên Quả nó đã gây ra cho Xã hội, lan nhiễm, pha loãng vào môi trường…đồng thời làm rõ tính mục tiêu của hành vi…( trồng lúa để làm gì, tại sao lại đấm, tham nhũng phá hoạt những mục tiêu chung như thế nào….).
Bởi vậy nhân quả về mặt xã hội có hy vọng được chứng nghiệm ở xã hội để cao pháp luật nghiêm minh và văn minh. Nên pháp luật không ra gì là thất vọng lớn cho Nhân Tâm Xã tắc.
Cùng với Hiệu ứng nói trên, với đời sống của từng người thì các biểu hiện, việc làm, hành vi từ Quá khứ, Hiện tại và Tương lai luôn hội lại trong từng lát cắt thời gian trong dòng đời sống của họ…đi tiếp…xuyên kiếp…nên tôi có bài thơ :
Tác giả: Nguyễn Tất Thịnh
| ||||||||
|
Tin cùng loại cũ hơn
- Nhẫn cho mình, nhẫn cho mọi người!
- Lấy lòng nhẫn nại tha thứ cho kẻ hành xử vô lý
- 10 điều giúp bạn hạnh phúc hơn trong cuộc sống
- Quan điểm của Phật giáo đối với các tôn giáo khác
- Hãy biết dừng lại
- Đạo Phật: Chết không phải là hết
- Những vấn đề của tư duy phương Đông
- 5 tính xấu của con người qua góc nhìn Phật giáo
- Hãy nhìn lại chính mình: Bạn là người thiện hay ác?
- Đạo đức kinh của Lão Tử - chìa khóa mở ra sự huyền nhiệm