Hải chiến 1988: Bất tử những người xả thân vì nước
Đăng ngày: 13/03/2014 21:48Một cuộc chiến với 64 chiến sĩ đã vĩnh viễn nằm lại trong lòng biển lạnh, máu của các anh nhuộm đỏ thắm một vùng biển trời tổ quốc, nước mắt của bao gia đình đã âm thầm chảy trong suốt 25 năm nay.
Dù đã bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép, nhưng Gạc Ma luôn sống mãi trong lòng người Việt và cuộc gặp gỡ đầu tiên này sẽ như một đốm lửa, thổi bùng ngọn lửa lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh bảo vệ toàn vẹn chủ quyền tổ quốc, giáo dục thế hệ trẻ không được phép quên Gạc Ma - một phần máu thịt của quê hương đang bị mất đi.
Sau 25 năm ngày đảo đá Gạc Ma (Trường Sa) bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép, lần đầu tiên một cuộc gặp mặt, giao lưu với các cựu chiến binh được tổ chức tại Đà Nẵng.
Sau 25 năm ngày đảo đá Gạc Ma (Trường Sa) bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép, lần đầu tiên một cuộc gặp mặt, giao lưu với các cựu chiến binh được tổ chức tại Đà Nẵng.
Những “thước phim sống” về Gạc Ma
Với cựu binh Dương Văn Dũng (Đà Nẵng) - một trong số ít người sống sót hy hữu trên con tàu HQ604 - thì trận chiến bảo vệ Gạc Ma 14/3/1988 vẫn là một cơn ác mộng như mới xảy ra đêm qua… Trong 64 liệt sĩ có 9 đồng đội là 9 người bạn đồng hương Đà Nẵng của anh. 25 năm qua, những người đồng đội ấy vẫn mãi “thanh xuân” trong ký ức, còn anh thì tuổi già toan đến sớm vì gánh nặng cơm áo với nghề phụ hồ bấp bênh…
Cựu binh Lê Hữu Thảo và mẹ liệt sĩ Trần Văn Phương . |
Chúng tôi lại về Cồn Dầu, Hòa Xuân (Cẩm Lệ, Đà Nẵng) để tìm anh Dũng vào những ngày đầu tháng 3. Căn nhà cấp 4 tuềnh toàng năm xưa chỉ còn đống gạch vụn nát, xóm làng tan hoang giữa mùa giải tỏa.
Người láng giềng chỉ mơ hồ biết tin gia đình anh đã dạt xa ra ngoại vi thành phố, làm nhà mới ở khu đô thị mới Cẩm Lệ. Ở khu phố chưa kịp đặt tên đường, nhà không đánh số, nhưng lần hỏi “Dũng phụ hồ từng đánh trận Trường Sa” thì ai cũng biết.
Người láng giềng chỉ mơ hồ biết tin gia đình anh đã dạt xa ra ngoại vi thành phố, làm nhà mới ở khu đô thị mới Cẩm Lệ. Ở khu phố chưa kịp đặt tên đường, nhà không đánh số, nhưng lần hỏi “Dũng phụ hồ từng đánh trận Trường Sa” thì ai cũng biết.
Ký ức người trong cuộc
Anh Dũng kể, tháng 3 năm 1987 anh nhập ngũ cùng 100 tân binh Đà Nẵng, nhưng chỉ vài chục người vào hải quân. Và rồi ngẫu nhiên có đến 10 người đồng hương phường Hòa Cường, trong đó có bạn thân là Phan Văn Sự đã cùng anh có mặt trên con tàu định mệnh HQ604 để ra Trường Sa làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền đảo đá Gạc Ma.
HQ604 là một trong ba tàu vận tải của Hải quân Việt Nam, chuyển đá ra xây dựng các đảo chìm Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao. Trong số những chiến sĩ hải quân ngày ấy, không ai hình dung được đó là chuyến hải hành cuối cùng.
Lính Trung Quốc đã bất ngờ xuất hiện, nã súng bắn thẳng vào hàng trăm chiến sĩ bộ đội mình đang ngâm mình dưới biển để cắm cờ, chuyển đá xây đảo trên bãi ngầm san hô.
HQ604 là một trong ba tàu vận tải của Hải quân Việt Nam, chuyển đá ra xây dựng các đảo chìm Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao. Trong số những chiến sĩ hải quân ngày ấy, không ai hình dung được đó là chuyến hải hành cuối cùng.
Lính Trung Quốc đã bất ngờ xuất hiện, nã súng bắn thẳng vào hàng trăm chiến sĩ bộ đội mình đang ngâm mình dưới biển để cắm cờ, chuyển đá xây đảo trên bãi ngầm san hô.
Chúng tôi chắp nối những mẩu ký ức vỡ vụn, đau thương của anh Dũng mà giống như đang xem cận cảnh những thước phim giật cục, trầy xước nhưng đầy bi hùng.
“Trong lúc chúng tôi bấn loạn khi nhìn thấy đồng đội gục ngã khi ngâm mình giữ cờ trên bãi Gạc Ma, thuyền trưởng HQ 604 Vũ Phi Trừ đã cho tàu lao về phía tàu Trung Quốc vì chúng tôi chỉ có súng AK, B40, B41 - tầm bắn quá ngắn. Ngay lập tức, chúng tôi đã hứng chịu hỏa lực mạnh hơn nhiều lần từ tàu chiến Trung Quốc. HQ 604 bị thủng nhiều chỗ và chìm từ từ.
“Trong lúc chúng tôi bấn loạn khi nhìn thấy đồng đội gục ngã khi ngâm mình giữ cờ trên bãi Gạc Ma, thuyền trưởng HQ 604 Vũ Phi Trừ đã cho tàu lao về phía tàu Trung Quốc vì chúng tôi chỉ có súng AK, B40, B41 - tầm bắn quá ngắn. Ngay lập tức, chúng tôi đã hứng chịu hỏa lực mạnh hơn nhiều lần từ tàu chiến Trung Quốc. HQ 604 bị thủng nhiều chỗ và chìm từ từ.
Tôi thấy máu đỏ khắp boong, đồng đội ngã la liệt... Đạn như mưa đá, nhưng dường như nó đã tránh tôi. Khi tôi vào buồng lái, thấy thuyền trưởng Vũ Phi Trừ đã “dính” đạn, máu anh trào ra đẫm vạt áo. Hoảng quá, tôi chỉ kịp xé toạc áo mình băng cho anh, nhưng anh xua tôi mau chạy lên boong, nhảy ra biển vì tàu sắp chìm...
Tôi chưa kịp chạy thì nước biển đã ngập kín con tàu. Thuyền trưởng của tôi vẫn ôm chặt bánh lái, nằm lại với biển. Còn tôi, khi tỉnh lại đã cuối giờ chiều, rồi bị Trung Quốc bắt lên tàu, đưa về nhốt ở Hải Nam, bắt đầu cuộc tù đày ròng rã 4 năm”...
Tôi chưa kịp chạy thì nước biển đã ngập kín con tàu. Thuyền trưởng của tôi vẫn ôm chặt bánh lái, nằm lại với biển. Còn tôi, khi tỉnh lại đã cuối giờ chiều, rồi bị Trung Quốc bắt lên tàu, đưa về nhốt ở Hải Nam, bắt đầu cuộc tù đày ròng rã 4 năm”...
Lê Hữu Thảo - một cựu binh khác của tàu HQ604 - kể với chúng tôi bên mộ phần của liệt sĩ Trần Văn Phương - Đại đội phó chỉ huy tàu HQ604: “Khi chuyến xuồng chở vật liệu thứ hai vào đảo thì tàu Trung Quốc ập đến. Có khoảng 50 tên đổ bộ lên đảo, chúng dàn thành hình vòng cung, bao vây quân ta. Anh Phương nói, kệ bọn chúng, anh em tiếp tục làm việc. Chúng tôi tiếp tục lấy san hô chèn cột cờ cho chắc thêm.
Lúc này, anh em đã lập thành vòng tròn quanh cột cờ. Phía lính Trung Quốc, chỉ một tên mang bộ đàm, còn toàn súng ống, lưỡi lê sáng quắc. Dàn hàng xong, chúng đồng loạt móc mì gói ra ăn sáng. Bất ngờ tên chỉ huy rút súng ngắn ra khỏi vỏ. Cho đến bây giờ khi nói chuyện với nhà báo, tôi vẫn nhớ rất rõ mặt tên này, kể cả bây giờ gặp tôi vẫn nhận ra nó.
Quân ta cứ hiên ngang công việc của mình. Khi lá cờ tổ quốc phấp phới bay trên đầu anh Phương thì bọn chúng nổ súng. Chúng bắn vào bụng anh, rồi tiếp một phát nữa vào trán. Anh Phương gục xuống, cờ tổ quốc vẫn thắm tươi trên tay anh...”.
Quân ta cứ hiên ngang công việc của mình. Khi lá cờ tổ quốc phấp phới bay trên đầu anh Phương thì bọn chúng nổ súng. Chúng bắn vào bụng anh, rồi tiếp một phát nữa vào trán. Anh Phương gục xuống, cờ tổ quốc vẫn thắm tươi trên tay anh...”.
Ám ảnh
25 năm sau cuộc hải chiến bảo vệ Gạc Ma, những cựu binh còn sống sót trên các chiến tàu HQ 604, 605, 505 đã tứ tán, phần lớn giải ngũ trở về với đời thường lặng lẽ. 64 cái giỗ trùng ngày đúng dịp 14/3 của gia đình các liệt sĩ cũng âm thầm trong nước mắt người thân.
Và phải đến năm 2011, khi nhóm sinh viên học sinh, những nhân sĩ trí thức tham gia diễn đàn “Trung tâm dữ liệu Hoàng Sa” lần đầu tiên tổ chức cuộc gặp mặt các cựu chiến binh, thân nhân một số gia đình liệt sĩ để giao lưu, tri ân tại khu du lịch Suối Lương (Đà Nẵng), thì Vũ Xuân Khoa - người con trai duy nhất của thuyền trưởng HQ604 Vũ Phi Trừ - mới lần đầu tiên được gặp các đồng đội của cha.
Bởi vậy, khi nghe chú Dũng kể về những hình ảnh cuối cùng của cha mình trước khi chết chìm cùng con tàu, Khoa đã chạy đến ôm chầm các chú rồi nức nở... Bao nhiêu đứa trẻ như Khoa không được biết, không được nghe về hình ảnh cuối cùng, những hành động dũng cảm của bố mình ở Gạc Ma năm đó?
Và phải đến năm 2011, khi nhóm sinh viên học sinh, những nhân sĩ trí thức tham gia diễn đàn “Trung tâm dữ liệu Hoàng Sa” lần đầu tiên tổ chức cuộc gặp mặt các cựu chiến binh, thân nhân một số gia đình liệt sĩ để giao lưu, tri ân tại khu du lịch Suối Lương (Đà Nẵng), thì Vũ Xuân Khoa - người con trai duy nhất của thuyền trưởng HQ604 Vũ Phi Trừ - mới lần đầu tiên được gặp các đồng đội của cha.
Bởi vậy, khi nghe chú Dũng kể về những hình ảnh cuối cùng của cha mình trước khi chết chìm cùng con tàu, Khoa đã chạy đến ôm chầm các chú rồi nức nở... Bao nhiêu đứa trẻ như Khoa không được biết, không được nghe về hình ảnh cuối cùng, những hành động dũng cảm của bố mình ở Gạc Ma năm đó?
Ông Dũng nói, ngay những đứa con tôi cũng chưa từng được biết chuyện của bố ở Gạc Ma năm 1988 vì tôi không muốn kể. Đó là nỗi ám ảnh quá nặng nề. Chúng tôi bị Trung Quốc bắt nhốt 4 năm, gia đình thì nhận được giấy báo tử, tôi cũng nghĩ là mình sớm muộn sẽ chết mòn theo đồng đội.
Những ngày tháng đầu trong tù, không đêm nào được bình yên giấc ngủ. Tôi hay giật mình thảng thốt, ngỡ như vẫn còn chìm giữa tiếng súng của cuộc chiến. Rồi nhiều đêm, thằng bạn thân Phan Văn Sự “về” lôi tôi cùng đi với nó...
Những ngày tháng đầu trong tù, không đêm nào được bình yên giấc ngủ. Tôi hay giật mình thảng thốt, ngỡ như vẫn còn chìm giữa tiếng súng của cuộc chiến. Rồi nhiều đêm, thằng bạn thân Phan Văn Sự “về” lôi tôi cùng đi với nó...
Đảo Cô Lin sừng sững giữa ngàn khơi. |
Năm 2011, một tai họa ập xuống đầu ông Dũng khi đứa con trai đầu lòng lại bị tử nạn giao thông khi mới vào lớp 12.
“Nó là con trai duy nhất của gia đình tôi, là cháu đích tôn... Đây là cú sốc thứ hai trong đời suýt làm tôi quỵ ngã. Nhưng nhìn 2 đứa con gái nhỏ, người vợ tảo tần buôn gánh bán bưng mà không nỡ buông xuôi.
Tôi cũng tự nhủ, cuộc chiến ác liệt năm xưa không giết chết nổi mình, chẳng lẽ giờ gục ngã trước nỗi đau gia cảnh. Không ngờ những ám ảnh đau thương của cuộc chiến đầy máu lửa năm xưa lại có ngày trở thành điểm tựa, an ủi tôi trụ lại với cuộc đời” - ông nói.
Với ông Lê Hữu Thảo, số phận cũng chẳng hơn gì ông Dũng dù sau khi thoát chết từ cuộc chiến, xuất ngũ về quê và được ưu tiên cho đi xuất khẩu lao động ở Đức. Tuy nhiên sau gần 20 năm bôn ba, đến năm 2007, ông tay trắng, không vợ con trở về Hà Tĩnh sống trong một căn phòng trọ vẻn vẹn 15m2 với nghề nghiệp là “thợ đụng”.
Cũng như ông Dũng, những diễn biến của cuộc chiến năm xưa vẫn luôn dựng ông dậy hằng đêm. Tuy nhiên, “nhiều năm trở lại đây, điều ám ảnh tôi hơn cả là cuộc chiến bảo vệ chủ quyền tại đảo Gạc Ma cách đây 25 năm lại chưa được thông tin đầy đủ”. Và “với tư cách người trong cuộc, tôi rất xúc động khi những ngày này, cuộc chiến đó lại được nhắc đến rộng rãi...” - ông nói.
Cũng như ông Dũng, những diễn biến của cuộc chiến năm xưa vẫn luôn dựng ông dậy hằng đêm. Tuy nhiên, “nhiều năm trở lại đây, điều ám ảnh tôi hơn cả là cuộc chiến bảo vệ chủ quyền tại đảo Gạc Ma cách đây 25 năm lại chưa được thông tin đầy đủ”. Và “với tư cách người trong cuộc, tôi rất xúc động khi những ngày này, cuộc chiến đó lại được nhắc đến rộng rãi...” - ông nói.
| ||||||||
|
Tin cùng loại cũ hơn
- Phút sinh tử của người cắm cờ trên đảo Gạc Ma
- Những hình ảnh 'biết nói' trận hải chiến Gạc Ma
- Hải chiến Gạc Ma 1988: Khúc bi tráng tháng 3
- Phẫn nộ con đuổi ba mẹ ra đường cùng ( Góc nhìn đạo đức xã hội ... )
- MỞ LUÂN XA , NHẬN ÂN ĐIỂN . CÓ PHẢI PHÁP MÔN CỦA PHẬT GIÁO KHÔNG ?
- CỘNG ĐỒNG PHẪN NỘ - ĐEM MẸ VỀ CHỜ CHẾT
- MỘT CÁCH DÙNG THUỐC MÊ LỪA ĐẢO
- THUỐC MÊ “MÙI CỦA QUỶ” XUẤT HIỆN Ở VIỆT NAM ?
- Chuyện người chết đầu thai làm vua ở Việt Nam
- Kính mời quý Phật tử tham gia lễ Hoàn Nguyện