Ý NGHĨA LÁ CỜ PHẬT GIÁO
Đăng ngày: 21/02/2014 21:14Từ quốc gia cho đến các tổ chức trong xã hội, đều phải có một biểu tượng, cờ là một trong những biểu tượng. Phật Giáo chúng ta không nằm ngoài quy ước đó.
Năm 1950, tổ chức Hội Liên Hữu Phật Giáo thế giới ra đời tại Colombo, trong đó thống nhất màu cờ. Hòa Thượng Tố Liên dẫn phái đoàn VN tham dự. VN là thành viên sáng lập hội Liên Hữu. Sau đó, lá cờ đầu tiên năm màu được toàn bộ PGVN chấp nhận làm giáo kỳ PGVN từ 1951 đến nay!
Nguồn gốc lá cờ: Đại tá Henry Steel Olcott (sinh ngày 02/08/1832 tại New Jersey, Hoa Kỳ và mất ngày 17/02/1907 tại Adgar, Ấn Độ), một phi công người Anh. Trong công vụ đệ nhị thế chiến, máy bay gặp nạn, đại tá bổng chợt thấy ánh hào quang năm màu xuất hiện trên nền trời, sau đó máy bay rơi xuống Thái Bình Dương, gần hạm đội đồng minh. Được cứu sống, và kể từ đó tâm linh ông ta thay đổi, chuyên nghiên cứu tôn giáo và thiên về Phật Giáo; sau đó ông ta và bà Abessant sáng lập Thông Thiên học.
Trong hội nghị thành lập Liên Hữu PG thế giới từ ngày 25-5-1950 đến 8-6-1950, đại hội quyết định chọn năm màu biểu tượng ánh hào quang của Như Lai do ông ta đề nghị. Ngoài ý nghĩa ánh sáng tổng hợp, năm màu còn biểu tượng cho sức mạnh của Ngũ Căn, Ngũ lực nơi người tu đưa đến giải thoát.
Ý nghĩa năm màu trong lá cờ
Cờ Phật Giáo, trước hết là biểu trưng tinh thần thống nhất của Phật tử trên toàn thế giới. Cờ Phật Giáo còn tượng trưng cho niềm Chánh tín và sự yêu chuộng hòa bình của mọi người con Phật. Ngoài ra, cờ Phật Giáo còn có ý nghĩa cắt bỏ quan niệm cố chấp các ranh giới địa phương, gia tăng niềm hăng hái đoàn kết để phụng sự cho Ðạo Pháp và dân tộc.
Năm sắc theo chiều dọc: Xanh đậm, vàng, đỏ, trắng, cam, tuợng trưng cho hào quang chư Phật. Năm sắc theo chiều ngang (chiếm diện tích 1/6 lá cờ) là mầu tổng hợp tượng trưng cho ánh sáng hào quang chư Phật. Ý nghĩa của màu sắc phân biệt là:
Xanh đậm: Tượng trưng cho Ðịnh căn. Màu xanh tượng trưng cho sự rộng lớn, sáng suốt.
Vàng lợt: Tượng trưng cho Niệm căn, vì có Chánh Niệm mới sanh Ðịnh và phát Huệ.
Ðỏ: Tượng trưng cho Tinh Tấn căn. Có tinh tấn mới khắc phục được mọi trở ngại, nghịch cảnh.
Trắng: Tượng trưng cho Tín căn, niềm tin không lay chuyển, và có tín căn là có Nhân Duyên với chư Phật và nguồn gốc sanh ra muôn hạnh lành.
Da cam: Tượng trưng cho Huệ căn. Khi có Tín, Tấn, Niệm, Ðịnh đầy đủ thì Tuệ sẽ phát sanh.
Màu tổng hợp: Tượng trưng cho tinh thần đoàn kết của Phật giáo đồ trên toàn thế giới.
| ||||||||
|
Tin cùng loại cũ hơn
- Ý NGHĨA CỦA VIỆC LẠY PHẬT
- 10 ĐẠI ĐỆ TỬ PHẬT
- BỒ ĐỀ ĐẠT MA
- TÔN ẢNH PHẬT HỒNG DANH SÁM HÔI
- 7 ĐỨC PHẬT QUÁ KHỨ
- HỘ PHÁP CHƯ TÔN BỒ TÁT
- Đi lễ chùa, nhiều người chưa hiểu gì về đạo Phật
- Vẻ đẹp diệu kỳ “phía trong” ngọc Xá lợi - Tâm Minh St
- Trong lúc ngủ mê thần thức đi đâu?
- "Nhật ký" đồi bại của gã “yêu râu xanh” già với các bé gái