HÌNH ẢNH ĐỨC QUÁN THẾ ÂM VÀ BỒ TÁT ĐẠI THẾ CHÍ

Đăng ngày: 25/02/2014 21:42
Thông thường thì Bồ Tát Quán Thế Âm tay cầm nhành dương . Bồ Tát Đại Thế Chí tay cầm Hoa Sen .

 

Quán Thế Âm Bồ-tát là một vị thánh nhân có diệu dụng đặc biệt là quán xét và nghe thấu tất cả tiếng đau khổ rồi từ bi giáo hoá cứu độ đưa chúng sanh đến nơi an vui giải thoát,

tamtay.vn - photo - HÌNH PHẬT SIÊU ĐẸP

12 Lời Nguyện Lớn

 

 

1. Nam Mô hiệu Viên-Thông, danh Tự Tại, Quan-Âm Như Lai quảng-phát hoằng thệ nguyện. 

 Được xưng tặng là "Hiểu biết đầy đủ", "Thông dong hoàn toàn", Ngài đem pháp tu hành mà khuyên độ khắp cùng.

 

2. Nam-mô nhứt niệm tâm vô quái ngại, Quan-Âm Như Lai thường cư Nam Hải nguyện

Ở trong một niệm tâm được tự tại vô ngại, Ngài nguyện thường ở biển phương Nam (Nam Hải) để cứu độ chúng sanh.

 

3. Nam-mô trú Ta-Bà U-Minh giới Quan Âm Như-Lai tầm thanh cứu khổ Nguyện 

Luôn Luôn ở cõi Ta Bà và cõi U-Minh, Ngài cứu độ kẻ nào kêu cầu tới Ngài.

 

4. Nam-mô hàng tà ma, trừ yêu quái Quan Âm Như-Lai năng trừ nguy hiểm nguyện. 

Trừ khử loài tà ma, yêu quái, Ngài có đủ sức cứu người gặp nguy hiểm.

 

5. Nam-mô thanh tịnh bình thùy dương liễu, Quan Âm Như-Lai cam-lộ sái tâm nguyện.

 Ngài lấy nhành dương liễu dịu dàng nhúng vào nước ngọt mát trong cái bình thanh tịnh để rưới tắt lửa lòng của chúng sanh.

 

6. Nam-mô Đại-Từ bi năng hỉ xả, Quan Âm Như-Lai thường hành bình đẳng nguyện. 

Thương xót người đói và sẵng lòng tha thứ, Ngài không phân biệt kẻ oán người thân, tất cả đều coi như nhau.

 

7. Nam-mô trú dạ tuần vô tổn hoại, Quan Âm Như-Lai thệ diệt tam đồ nguyện. 

Đêm ngày đi khắp đó đây để cứu giúp chúng sanh ra khỏi các sự tổn hại, Ngài nguyện cứu vớt chúng sanh ra khỏi ba đường ác: địa ngục, ngạ quỷ, và súc sanh.

 

8. Nam-mô vọng Nam nham cầu lễ bái, Quan Âm Như-Lai, già tỏa giải thoát nguyện. 

Nếu ai quay về núi hướng nam mà hết lòng cầu nguyện thì dầu có bị gông cùm xiềng xích cũng được thoát khỏi

 

9. Nam-mô tạo pháp-thuyền du khổ hải, Quan Âm Như-Lai độ tận chúng sanh nguyện

Dùng phép tu hành để làm chiếc thuyền, Ngài đi cùng trong biển khổ để độ hết chúng sanh.

 

10. Nam-mô tiền tràng phan, hậu bảo cái, Quan Âm Như-Lai tiếp dẫn Tây Phương nguyện.

Nếu ai cầu nguyện và tu hành theo Ngài chỉ dẫn, khi rời bỏ xác thân này thì sẽ có phướng dài đi trước, tàng lọng quý giá theo sau, để rước về Tây Phương.

 

11. Nam-mô Vô Lượng Thọ Phật cảnh giới, Quan Âm Như-Lai Di Đà thọ ký nguyện. 

Ở cảnh giới của Đức Vô Lượng Thọ (tức Phật A Di Đà), Ngày đã được cho biết trước là về sau Ngài sẽ thay thế Đức Phật A Di Đà ở ngôi vị đó.

 

12. Nam-mô đoan nghiêm thân vô tỉ trại, Quan Âm Như-Lai quả tu thập nhị nguyện. 

Được thân hình nghiêm trang không ai so sánh được với Ngài, ấy là kết quả của sự tu theo mười hai lời nguyện lớn ấỵ

 

HẠNH NGUYỆN CỦA BỒ TÁT ĐẠI THẾ CHÍ:

 

Hạnh nguyện của Bồ Tát Đại Thế Chí thuộc về tâm thức, hạnh tu tâm dưỡng tánh, đi đến giải thoát rốt ráo. Tu theo Bồ Tát đạo là trước tiên phải tu tập thiền định để có được trí tuệ, xa lìa ái dục để được giác ngộ giải thoát; sau đó là phát đại nguyện độ tận tất cả chúng sanh đều được an trụ trong cảnh giới chư Phật. Mắt trần của chúng sanh thấy như Bồ Tát Đại Thế Chí không làm gì cả, nhưng thật sự làm tất cả hạnh nguyện của tâm hạnh bồ tát, làm với tinh thần tích cực và tinh tấn mạnh mẽ cao thượng tột cùng.

Bồ Tát Đại Thế Chí là tâm vô ngã và bình đẳng chân thật, không dụng tâm cố ý cho người thấy để tán dương khen ngợi, cũng không chấp vào công đức đã làm, không chấp tướng, không cầu danh. Hạnh vô ngã, vô trụ, vô phân biệt của Bồ Tát chẳng sinh một niệm gì cả, cũng không thấy có chứng, có đắc, có độ. Đó là chánh định và chánh niệm viên mãn tuyệt đối.

Hạnh nguyện của Bồ Tát Ðại Thế Chí là sự tinh tấn trong đạo Phật, có ích lợi cho chúng sanh rất nhiều và cũng là pháp tu tượng trưng cho sự nỗ lực dũng mãnh chân chánh trên con đường đi đến giác ngộ và giải thoát.

Trong 37 phẩm trợ đạo, bát chánh đạo bao gồm: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định.  Và tứ chánh cần gồm có:

  • Tinh tấn ngăn ngừa các điều ác chưa phát sanh.
  • Tinh tấn dứt trừ các điều ác đã phát sanh.
  • Tinh tấn phát triển các

điều lành chưa phát sanh.

  • Tinh tấn tăng trưởng các điều lành đã phát sanh.

Hình ảnh Bồ Tát Đại Thế Chí là một vị cư sĩ thân người nữ, cổ đeo chuỗi anh lạc, tay cầm cành hoa sen xanh, tâm định như gương, thanh tịnh như nước lặng. Bồ Tát biểu trưng năng lực người tu không bị khuất phục bởi danh lợi và ngũ dục, tham sân si không làm ô nhiễm, như hoa sen gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

 


 
| Chia sẻ |
THẢO LUẬN  
Chưa có thảo luận nào

Tin cùng loại cũ hơn